Tìm kiếm
Đăng Nhập
New topics
Most active topics
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm :: 1 BotKhông
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am
Similar topics
30 năm, cả xã dùng chung một giếng nước
Trang 1 trong tổng số 1 trang
30 năm, cả xã dùng chung một giếng nước
(Dân trí) - Hơn 30 năm nay, ngày qua ngày, từng đoàn người xã Hải Thành (Hải Lăng, Quảng Trị) rồng rắn xếp hàng quanh một giếng nước, mỏi mòn chờ đến lượt mình. Đó là giếng nước duy nhất trong xã không bị nhiễm phèn.

Xã Hải Thành là một xã nằm ở vùng thấp trũng của huyện Hải Lăng. Người dân ở đây cho biết: “Từ khi về đây sinh sống sau giải phóng, nguồn nước đã bị nhiễm phèn. Phèn nhiễm ngày càng nặng thêm”.
Để có nước sinh hoạt, người dân đã đào 3 giếng nước trong sân trường Tiểu học xã Hải Thành, nhưng trong đó, duy chỉ có một giếng là dùng được cho đến bây giờ. Thế nên, để có nước sinh hoạt, người dân cả xã phải tập trung đến đây lấy nước.
Giếng nhỏ, đường kính chừng 1 mét, sâu 4-5 mét. Mực nước trong giếng không khi nào ngập quá cái gầu, “bởi mọi người thi nhau múc liên tục thì lấy đâu ra nước”. Mọi người luôn trong tình trạng chen chúc, xếp hàng chờ lấy nước. Để múc được đầy một can nhựa 20 lít phải cần đến hơn 1 tiếng đồng hồ. Giếng không lúc nào ngớt người, từ sáng sớm cho đến đêm khuya.
Cảnh chờ múc nước khốn khổ này, hơn 550 hộ dân xã Hải Thành đã chịu đựng từ suốt ba chục năm qua.
Không những thế, người dân hai xã kế cận là Hải Quế, Hải Thiện cũng tay gầu tay can sang đây múc nước. “Khổ cực lắm chú ạ! Mất cả tiếng đồng hồ chỉ để lấy mấy gầu nước uống. Mà không lấy thì biết dùng nước mô ăn uống”, chị Hồ Thị Mãnh phải đi gần 3 km mới đến giếng nói.
“May mà có cái giếng ở trường Tiểu học Hải Thành, chứ không thì biết dùng nước gì? Nước ở đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, không dùng được. Phèn vàng khè, dẻo như kẹo kéo”, mệ Nhàn, 63 tuổi, nghỉ tay nói chuyện khi cực nhọc kéo nửa gầu nước lên đến thành giếng.
Thực tế này được anh Phan Thanh Nhạn, Chánh Văn phòng UBND xã Hải Thành, thừa nhận. Anh Nhạn cho biết trong xã, nhà nào cũng có giếng đào và giếng khoan nhưng hầu như không dùng được, “nhà nào may mắn đào được cái giếng không nhiễm phèn, nhiễm mặn mừng hơn nhặt được vàng”.
Nhà nào cũng có bể lọc nước, cứ vài hôm lại phải thay chất liệu lọc một lần, nhưng cũng chỉ lọc nước để sinh hoạt, tắm rửa… Nước ăn vẫn phải đi múc ở giếng trong trường Hải Thành.
Gặp mưa, người dân cả xã như có hội. Xô, chậu, nồi niêu… tất cả những gì có thể đựng nước đều được huy động để hứng nước mưa. Mùa mưa, người dân tích nước mưa vào bể để dùng dần, cũng bớt được vài tháng phải mỏi mòn chờ múc nước.
Chính quyền xã Hải Thành cho hay, đã có nhiều công trình lọc nước được đầu tư ở xã nhưng cuối cùng không sử dụng được, phải bỏ hoang. Năm 1996, Trung tâm Nước sạch Nông thôn Quảng Trị đầu tư tại thôn Trung Đơn một công trình lọc nước gần 180 triệu nhưng chỉ chạy thử một lần rồi bỏ hoang. Đến nay, hơn 8km đường ống dẫn nước của công trình trên cũng đã hư hỏng hoàn toàn.
Mong muốn lớn nhất và cũng là duy nhất của người dân Hải Thành bây giờ là có nguồn nước sạch cho bà con dùng. “Suốt ngày chầu chực lấy nước, bỏ công bỏ việc. Tụi tui cơ cực với chuyện chạy khát từng ngày lắm rồi!”, một người dân bức xúc thở than.
Bảo Nguyên

Xã Hải Thành là một xã nằm ở vùng thấp trũng của huyện Hải Lăng. Người dân ở đây cho biết: “Từ khi về đây sinh sống sau giải phóng, nguồn nước đã bị nhiễm phèn. Phèn nhiễm ngày càng nặng thêm”.
Để có nước sinh hoạt, người dân đã đào 3 giếng nước trong sân trường Tiểu học xã Hải Thành, nhưng trong đó, duy chỉ có một giếng là dùng được cho đến bây giờ. Thế nên, để có nước sinh hoạt, người dân cả xã phải tập trung đến đây lấy nước.
Giếng nhỏ, đường kính chừng 1 mét, sâu 4-5 mét. Mực nước trong giếng không khi nào ngập quá cái gầu, “bởi mọi người thi nhau múc liên tục thì lấy đâu ra nước”. Mọi người luôn trong tình trạng chen chúc, xếp hàng chờ lấy nước. Để múc được đầy một can nhựa 20 lít phải cần đến hơn 1 tiếng đồng hồ. Giếng không lúc nào ngớt người, từ sáng sớm cho đến đêm khuya.
Cảnh chờ múc nước khốn khổ này, hơn 550 hộ dân xã Hải Thành đã chịu đựng từ suốt ba chục năm qua.
Không những thế, người dân hai xã kế cận là Hải Quế, Hải Thiện cũng tay gầu tay can sang đây múc nước. “Khổ cực lắm chú ạ! Mất cả tiếng đồng hồ chỉ để lấy mấy gầu nước uống. Mà không lấy thì biết dùng nước mô ăn uống”, chị Hồ Thị Mãnh phải đi gần 3 km mới đến giếng nói.
“May mà có cái giếng ở trường Tiểu học Hải Thành, chứ không thì biết dùng nước gì? Nước ở đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nặng, không dùng được. Phèn vàng khè, dẻo như kẹo kéo”, mệ Nhàn, 63 tuổi, nghỉ tay nói chuyện khi cực nhọc kéo nửa gầu nước lên đến thành giếng.
Thực tế này được anh Phan Thanh Nhạn, Chánh Văn phòng UBND xã Hải Thành, thừa nhận. Anh Nhạn cho biết trong xã, nhà nào cũng có giếng đào và giếng khoan nhưng hầu như không dùng được, “nhà nào may mắn đào được cái giếng không nhiễm phèn, nhiễm mặn mừng hơn nhặt được vàng”.
Nhà nào cũng có bể lọc nước, cứ vài hôm lại phải thay chất liệu lọc một lần, nhưng cũng chỉ lọc nước để sinh hoạt, tắm rửa… Nước ăn vẫn phải đi múc ở giếng trong trường Hải Thành.
Gặp mưa, người dân cả xã như có hội. Xô, chậu, nồi niêu… tất cả những gì có thể đựng nước đều được huy động để hứng nước mưa. Mùa mưa, người dân tích nước mưa vào bể để dùng dần, cũng bớt được vài tháng phải mỏi mòn chờ múc nước.
Chính quyền xã Hải Thành cho hay, đã có nhiều công trình lọc nước được đầu tư ở xã nhưng cuối cùng không sử dụng được, phải bỏ hoang. Năm 1996, Trung tâm Nước sạch Nông thôn Quảng Trị đầu tư tại thôn Trung Đơn một công trình lọc nước gần 180 triệu nhưng chỉ chạy thử một lần rồi bỏ hoang. Đến nay, hơn 8km đường ống dẫn nước của công trình trên cũng đã hư hỏng hoàn toàn.
Mong muốn lớn nhất và cũng là duy nhất của người dân Hải Thành bây giờ là có nguồn nước sạch cho bà con dùng. “Suốt ngày chầu chực lấy nước, bỏ công bỏ việc. Tụi tui cơ cực với chuyện chạy khát từng ngày lắm rồi!”, một người dân bức xúc thở than.
Bảo Nguyên

» xin đồ án xử lý nước cấp từ nước ngầm cho chung cư quy mô nhỏ
» Chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế bảo vệ môi trường năm 2011
» Bài giảng Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
» Chủ đề Cuộc thi viết thư quốc tế bảo vệ môi trường năm 2011
» Bài giảng Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» why no post for so long in forum?
» the application of ozone in drinking water disinfection?
» Hoàng Anh Mall - Thiết Bị Đo Lường Top 1 Việt Nam
» Chuyên lắp đặt hệ thống Quan trắc nước thải online chỉ tiêu Lưu lượng kênh hở
» Chuyên lắp đặt Hệ thống Quan trắc nước thải tự động chỉ tiêu DO online
» Chuyên lắp đặt Hệ thống Quan trắc nước thải tự động đo chỉ tiêu SS online
» Chuyên lắp đặt Hệ thống quan trắc nước thải tự động đo chỉ tiêu tổng phospho online
» Hệ thống quan trắc nước thải tự động chỉ tiêu đo tổng ni tơ online
» Thiết bị Lấy mẫu nước thải tự động cho Hệ thống quan trắc nước online