Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 50 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 50 Khách viếng thăm :: 2 Bots

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Nước ngầm: Quản lý chặt, khai thác chắc

Go down

Nước ngầm: Quản lý chặt, khai thác chắc Empty Nước ngầm: Quản lý chặt, khai thác chắc

Bài gửi by aquazur 22/5/2008, 1:13 pm

Sau một năm triển khai việc hạn chế và cấm khai thác nước ngầm trên địa bàn TPHCM, có vẻ như mọi việc đang dần đi vào nề nếp…

Nước ngầm: Quản lý chặt, khai thác chắc 20_5


Có nước máy thì ai dùng giếng khoan


Thống kê của ngành chức năng cho thấy, hiện nay nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân thành phố khoảng 1,7 triệu m³ ngày/đêm. Con số này được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới do tác động của tăng dân số tự nhiên lẫn cơ học, và do ảnh hưởng của tốc độ đô thị hóa.

Để giải quyết nhu cầu này, xưa nay thành phố vẫn chủ yếu trông chờ vào nguồn nước mặt – hệ thống các sông, suối, ao, hồ. Tuy nhiên cho đến giờ, khả năng khai thác nguồn nước mặt vẫn chưa cân xứng với tiềm năng và nhu cầu sử dụng, tính ra chỉ mới khai thác được khoảng 850.000m³/ngày đêm tại Nhà máy cấp nước Thủ Đức và gần 300.000m³/ngày thuộc dự án cấp nước sông Sài Gòn.

Khoản thiếu hụt trên dưới 550.000m³/ngày dĩ nhiên được “phó thác” hết cho nước ngầm. Vì thế mới dẫn đến tình trạng trong những năm qua, việc khai thác nước ngầm dưới lòng đất trên địa bàn thành phố diễn biến rất phức tạp. Rất nhiều nơi, từ hộ dân riêng lẻ cho đến các cơ quan đơn vị đã khai thác nước ngầm không phép, không đúng quy định cũng như không đảm bảo các yêu cầu bảo vệ nguồn nước, khai thác sử dụng lãng phí.

Thế nhưng, hầu như chưa có một cơ quan nào thống kê chính xác toàn thành phố có bao nhiêu giếng khoan và khối lượng nước ngầm khai thác thực tế hàng ngày là bao nhiêu! Chỉ tính riêng các khu công nghiệp - khu chế xuất (KCN-KCX) đóng trên địa bàn thành phố, người ta đã muốn… bó tay, không liệt kê được. KCN Vĩnh Lộc được ghi nhận là có 36 giếng đang sử dụng không phép, tất nhiên không thể xác định được tổng lưu lượng khai thác mỗi ngày đêm.

KCN Tân Thới Hiệp có 4 giếng có giấy phép nhưng lại có tới 27 giếng không phép; KCN Tân Bình có 87 giếng không phép; số giếng không giấy phép tại KCN Tây Bắc Củ Chi là 35 cái; KCN Tân Tạo có 17 giếng… Tuy nhiên, đây có phải là con số cuối cùng không thì không ai biết.

Hệ lụy của tình trạng khai thác nước ngầm quá thoải mái đó là chất lượng và trữ lượng nước ngầm tại TPHCM có khuynh hướng suy giảm, đặc biệt có nguy cơ xảy ra hiện tượng xâm nhập mặn và sụt lún mặt đất làm mất ổn định các công trình xây dựng. Vì như khẳng định của ông Nguyễn Văn Ngà, Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, trữ lượng khai thác nước ngầm an toàn của thành phố chỉ vào khoảng 1 triệu m3/ngày đêm, nếu vượt quá ngưỡng này, sẽ gây ảnh hưởng lên nhiều mặt của đời sống.

Nên chăng đánh thuế khai thác nước ngầm?

Để giải quyết vấn đề này, tháng 5-2007 UBND TPHCM đã ban hành Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND nhằm quy định về việc hạn chế và cấm khai thác nước dưới đất trên toàn địa bàn. Theo đó, từ nay sẽ hạn chế việc cấp phép khoan giếng ngầm ở những nơi đã có hệ thống cấp nước có khả năng cấp nước với áp lực tối thiểu 0,2 kg/cm2, và cấm hoàn toàn hành vi khai thác nước ngầm đối với những khu vực đã có đường ống cấp nước đồng thời nằm trong các khu vực có những điều kiện đặc biệt.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, ông Nguyễn Văn Phước cho biết, Sở TN-MT đã xác định khu vực hạn chế khai thác nước ngầm trên địa bàn thành phố bao gồm 29 phường thuộc 13 quận huyện. Đồng thời Sở cũng ra văn bản số 1473/TNMT-QLTN gửi UBND các quận huyện và các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX yêu cầu tăng cường quản lý tài nguyên nước ngầm.

Theo đó các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN-KCX được khuyến cáo phải chuẩn bị điều kiện cấp nước đầy đủ cho các doanh nghiệp trong các KCN-KCX, tiến tới hạn chế khai thác nước ngầm riêng lẻ, phải hoàn tất chuyển đổi nguồn nước sử dụng nếu đang sử dụng nước ngầm. Trên thực tế, trước tháng 6-2007, Sở đã cấp/gia hạn 190 giấy phép khai thác nước ngầm trong các KCN-KCX nhưng từ thời điểm đó đến nay đã không cấp thêm một giấy phép nào.

Sở cũng đã hạn chế đến mức tối đa cấp phép khai thác nước ngầm ở khu vực có dấu hiệu đất trồi sụt, hạn chế mức độ khai thác và tạm ngưng khai thác các công trình khai thác xuất hiện dấu hiệu gây lún mặt đất. Ông Phước cho biết, kết quả bước đầu của những giải pháp này là, các hiện tượng lún đất bị nghi ngờ do khai thác nước ngầm quá mức, nhiều tháng nay đã không thấy xuất hiện.

Tuy nhiên, nếu chỉ cấm đoán thôi sẽ chưa đủ để giải quyết căn cơ vấn đề. Bởi vì vẫn còn nhiều giải pháp khác cần được triển khai song song, đồng bộ. Chẳng hạn như thành phố cần phải nhanh chóng xây dựng bản quy hoạch nguồn nước để làm cơ sở khai thác, sử dụng nguồn nước tối ưu, khoa học; đẩy nhanh các dự án khai thác nước mặt; nghiên cứu hướng sử dụng nước mưa…

Trưởng phòng Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản - Sở TN-MT Nguyễn Văn Ngà gợi ý, Nhà nước có thể cân nhắc tính một khoản thu, có thể dưới hình thức thuế đối với hành vi khai thác nước ngầm. Nhất là khi không ít cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn “chuộng” tự khoan giếng xài hơn là dùng nước từ hệ thống cấp nước của Nhà nước để tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.


Khu vực hạn chế khai thác nước ngầm dưới đất

Đó là các phường Bến Nghé, Bến Thành, Nguyễn Thái Bình, Tân Định thuộc quận 1; các phường 3, 6, 9 quận 3; phường 9 quận 4; phường 1, 2, 3, 5 quận 5; phường 6 quận 6; phường Tân Phong quận 7; phường 13 quận 8; phường Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A, Phước Long B và Phước Bình quận 9; phường 12 quận 10; phường 2 và 6 quận 11; phường 8, 9 quận Phú Nhuận; phường 1, 3 quận Tân Bình cũ; và phường 1, 19 quận Bình Thạnh.
Nguồn : SGGP Online
avatar
aquazur
Lắng thứ cấp
Lắng thứ cấp

Tổng số bài gửi : 144
Points : 1711
Reputation : 22
Registration date : 09/05/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết