Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 62 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 62 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Ô nhiễm môi trường nông thôn, những vấn đề cần bàn

Go down

Ô nhiễm môi trường nông thôn, những vấn đề cần bàn Empty Ô nhiễm môi trường nông thôn, những vấn đề cần bàn

Bài gửi by Admin 14/4/2008, 12:09 am

Ô nhiễm môi trường nông thôn, những vấn đề cần bàn Monre_10-4-08
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề gây bức xúc ở nhiều nơi. Nếu như người dân đô thị chịu ô nhiễm với tình trạng tồn ứ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, ô nhiễm không khí do khói, bụi… thì người dân ở vùng nông thôn, đặc biệt là những thôn bản vùng cao, dân tộc thiểu số phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do nhà vệ sinh, phân gia súc, gia cầm, ô nhiễm nguồn nước…

Ô nhiễm từ rác thải, nhà vệ sinh

Chúng ta biết rằng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, phụ khoa... trên thực tế, nhiều năm qua các cấp, các ngành từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn, bản đã chú trọng đến việc triển khai công tác tuyên truyền, bảo vệ môi trường như: Vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống, rãnh thoát nước, làm nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh, đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt…, nhưng vấn đề này vẫn còn rất khiêm tốn. Hầu hết những thôn vùng cao, vùng dân tộc thiểu số, vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay đã ở mức độ cảnh báo. Một phần do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa nắm được tác hại của sự ô nhiễm môi trường, một phần do thói quen của đồng bào. Việc sử dụng nhà tiêu một ngăn không những luôn phải chịu đựng mùi nồng nặc, khó chịu bốc lên, trở thành những điểm "lý tưởng" cho các loài ruồi, muỗi tụ tập, trời mưa nước chảy từ nhà trên xuống nhà dưới gây ô nhiễm môi trường… Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Mã Đình Lạ, Bí thư Đảng uỷ xã Hà Hiệu (Ba Bể) cho biết: Cách đây 3-4 năm, đã có một số chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ tiền cho bà con xây nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh, nhưng phạm vi còn nhỏ hẹp. Những hộ có điều kiện tự đầu tư chỉ có ở vùng thấp, còn các thôn vùng cao hầu hết là nhà tiêu một ngăn, thậm chí không có…

Đến nguồn nước sinh hoạt

Bên cạnh đó, nhiều thôn bản chưa được Nhà nước đầu tư nguồn nước sinh hoạt, thường chỉ sử dụng nguồn nước bắc trong khe, gánh ở sông, giếng đào… không qua hệ thống xử lý nào. Thậm chí, một số thôn bản được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng do ý thức trách nhiệm quản lý kém nên hiệu quả không cao. Ví dụ như: Công trình nước sinh hoạt ở thôn Pác Nghè II của xã Địa Linh (Ba Bể), khởi công xây dựng tại thời điểm năm 2003, vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hộ ở đây cho biết: Mùa khô còn đỡ, khi trời mưa xuống nước vừa đục vừa có mùi không thể sử dụng được, nhiều hộ dù có nguồn nước này nhưng vẫn phải đi gánh nhờ nước giếng đào để sử dụng…Một số xã như Bành Trạch, Phúc Lộc (Ba Bể), có nhiều thôn hiện nay vẫn còn sử dụng nước sông, suối để sinh hoạt, nguồn nước thường bị ô nhiễm do chất thải của các loài gia súc, thậm chí có khi gia súc chết trôi nổi dưới sông, suối nhưng vẫn phải sử dụng.

Và trách nhiệm của cấp uỷ chính quyền địa phương

Một thực trạng hiện nay, dường như cấp uỷ, chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng ở các địa phương nông thôn, miền núi thường chỉ tập trung vào các vấn đề lớn như: Xoá đói giảm nghèo, hạn chế việc sinh đẻ, xây dựng cơ sở hạ tầng đường, trường học, trạm y tế… chưa chú ý quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh, một việc làm rất cần thiết. Tránh ô nhiễm môi trường để chủ động phòng bệnh, chứ không thể để phát bệnh, phát dịch rồi mới chữa chạy phòng tránh. Mặc dù những năm gần đây, , các địa phương đưa việc bảo vệ môi trường vào hương ước, quy ước làng bản, vệ sinh công cộng, khơi thông cống rãnh, xây dựng chuồng trại chăn nuôi xa nhà… song vấn đề này chưa thực sự trở thành phong trào thu hút toàn dân, tham gia. Đặc biệt, ở các thôn vùng cao, đồng bào dân tộc Mông, Dao có vận động, tuyên truyền phát động xong chỉ bỏ đó, không mang lại hiệu quả.
Trước tình hình bệnh tiêu chảy cấp đã và đang xảy ra trên địa bàn cả nước, thậm chí đã xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh như hiện nay, các địa phương, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng cần có sự quan tâm, đưa ra giải pháp quyết liệt hơn nữa đến vấn đề vệ sinh, ô nhiễm môi trường ở các vùng nông thôn, vùng núi; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức cho đồng bào tham gia làm cho môi trường ngày càng trong sạch nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân./.

Tùng Vân
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết