Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

BỂ LẮNG

+11
tuyetnhung
ngoc nguyen
Luong1986
trungQN
huyentran266
hongngoc0303
unlimited
Lan Anh
letuyet2008
vuong ngao thien
Khinhvu
15 posters

Go down

BỂ LẮNG Empty BỂ LẮNG

Bài gửi by Khinhvu 24/7/2008, 12:29 am

4.3 - BỂ LẮNG

4.3.1. Phân loại :

Bể lắng cát : giữ lại các chất không tan, trong đó 80 % dạng vô cơ, 20 % dạng hữu cơ.

Bể lắng : giữ lại các chất không tan hữu cơ, trạng thái chìm - nổi trên mặt nước bằng phương pháp lắng .

Theo mức độ cần thiết làm sạch nước thải, lắng : giai đoạn sơ bộ trước khi xử lý trong các công trình khác phức tạp hơn hoặc giai đoạn kết thúc của quá trình làm sạch.

Theo vị trí chức năng trong công nghệ xử lý : bể lắng đợt một, đợt hai, hoặc đợt ba.
Ø Đợt một: trước công trình làm sạch sinh học.
Ø Đợt hai: sau công trình làm sạch sinh học.
Ø Đợt ba: Khi làm sạch sinh học hai bậc.

Theo chế độ công tác:
Ø bể hoạt động theo chu kỳ - quá trình lắng ở trạng thái tĩnh (nước đứng yên);
Ø bể hoạt động liên tục - nước chuyển động rất chậm.

Theo hướng chuyển động của nước :
Ø bể lắng ngang - nước chuyển động theo phương ngang;
Ø bể lắng đứng - nước chuyển động theo phương đứng từ dưới lên trên;
Ø bể lắng ly tâm - loại biến dạng của bể lắng ngang, nước chuyển động từ tâm ra chung quanh theo phương gần như bể lắng ngang.
Ø bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng - nước lọc qua lớp cặn lơ lửng do chính các cặn bẩn tạo thành. Gần đây, dùng bể lắng lớp mỏng.

Lượng chất lơ lửng (SS) cho phép còn lại sau khi ra khỏi bể lắng đợt I tuỳ thuộc loại công trình làm sạch sinh hoá, ứng với hàm lượng đó chọn thời gian lắng thích hợp.
Trước khi vào bể lọc sinh học, aêrôten xử lý sinh học hoàn toàn, SS < 150 mg/l tlắng 1,5 h.
SS > 150 m/l (khi xử lý ở cánh đồng lọc, tưới) tlắng = 0,5 1 h.
SS sau lắng II xác định theo mức độ cần thiết làm sạch theo SS trước khi xả ra nguồn chọn tlắng cần thiết.
Chọn loại bể lắng, cấu tạo dựa trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật, các điều kiện địa phương:
Lắng đứng : mực nước ngầm sâu, Q < 20000 m3/ngđ.
Lắng ngang, ly tâm : mực nước ngầm cao, Q > 20000 m3/ngđ.
Điều kiện quan trọng để bể làm việc bình thường : Q cố định - tải trọng thuỷ lực trên mặt thoáng bể cố định.

4.3.2. Lý thuyết quá trình lắng:

4.3.2.1 Quá trình lắng, các yếu tố ảnh hưởng:

Bể lắng giữ lại các tạp chất thô - không tan, chủ yếu dạng hữu cơ. Chất vô cơ dạng hạt riêng biệt rõ rệt, phần tử hữu cơ là những bông dạng rất khác nhau, trọng lượng riêng rất nhỏ quá trình lắng bông cặn diễn ra phức tạp. Khi lắng, một mặt diễn ra hiện tượng dính kết tăng kích thước, trọng lượng V lắng tăng lên. Nguyên nhân chính : do keo tụ trọng lực - do va chạm, dính kết các phần tử cóV lắng và kích thước khác nhau. Mặt khác các phần tử bị phá vỡ, tách ra, lắng chậm hoặc không lắng mà lơ lửng khi trọng lượng riêng 1 Trong nước thải không chỉ lắng một bông cá biệt, mà tập hợp nhiều bông cặn.
V lắng, hiệu suất lắng phụ thuộc : hàm lượng cặn ban đầu (hàm lượng cao hiệu suất lắng % cao).
avatar
Khinhvu
Lắng sơ cấp
Lắng sơ cấp

Tổng số bài gửi : 79
Points : 43
Reputation : 40
Registration date : 29/03/2008

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by vuong ngao thien 28/10/2009, 5:27 pm

sao minh doc khong het duoc tai lieu be lang
vuong ngao thien
vuong ngao thien

Nam
Tổng số bài gửi : 4
Age : 36
Đến từ : binh dinh
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : dai hoc bach khoa ha noi
Points : 7
Reputation : 2
Registration date : 14/10/2009

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by letuyet2008 23/3/2010, 1:20 pm

Mình thấy nói về bể lắng như vậy còn thiếu nhiều lắm. Bạn có thêm cung cấp thêm cho đầy đủ
letuyet2008
letuyet2008
Qua khâu xử lý cơ học
Qua khâu xử lý cơ học

Nữ
Tổng số bài gửi : 30
Age : 39
Đến từ : Tp.HCM
Nghề nghiệp : Environment Engineering
Đơn vị công tác : Cty SME-V Engineering
Câu nói ưa thích : Xử lý nước thải bằng công nghệ Đan Mạch. Chi phí vận hành thấp, hiệu quả xử lý cao...
Points : 47
Reputation : 4
Registration date : 29/06/2009

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by Lan Anh 4/4/2010, 8:15 am

Lắng là giai đoạn làm sạch sơ bộ trước khi đưa vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước. Trong công nghệ xử lí nước quá trình lắng diễn ra rất phức tạp chủ yếu lắng ở trạng thái động ( trong quá trình lắng, nước luôn chuyển động ) các hạt cặn không tan trong nước là những tập hợp hạt không đồng nhất( kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng khác nhau ) và không ổn đinh ( luôn thay đôỉ hình dạng, kích thước trong quá trình lắng do dùng chất keo tụ )

Các lạo bể lắng : - bể lắng ngang

- bể lắng đứng

- bể lắng lớp mỏng ( lamen)

- bể lắng có lớp cặn lơ lửng ( lắng trong ) - bể lắng li tâm
Lan Anh
Lan Anh

Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Age : 35
Đến từ : TP Huế
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : trường CD Đức Trí
Points : 3
Reputation : 2
Registration date : 30/12/2009

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty help me!!!!!!

Bài gửi by unlimited 5/4/2010, 10:46 am

Định nghĩa quá trình lắng thì đơn giản rồi, mình đang làm bài tập xử lý nước mặt, phải chế tạo bể lắng cho lưu lượng Q=27200, nhiệt độ, hướng gió và 1 số thông số khác như: ph, độ cứng..... mình tìm trong các tài liệu mà không có cách tình toán như vậy. bạn nào có thể hướng dẫn cho mình cách tính toán đc ko??
liên hệ với mình qua : [You must be registered and logged in to see this link.] nhìu. BỂ LẮNG 707838 BỂ LẮNG 707838 BỂ LẮNG 707838
unlimited
unlimited

Nam
Tổng số bài gửi : 1
Age : 34
Đến từ : da nang
Nghề nghiệp : that nghiep........
Đơn vị công tác : cd cong nghe
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 14/03/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by hongngoc0303 4/6/2010, 6:00 pm

mình có 1 thắc mắc: tại sao ng ta hay dùng lắng ly tâm sau công trình aerotank mà ko dùng bể lắng khác?
làm ơn trả lời giúp mình. thanks
hongngoc0303
hongngoc0303

Nữ
Tổng số bài gửi : 3
Age : 37
Đến từ : viet nam
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : bach khoa
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 08/03/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by huyentran266 4/6/2010, 11:33 pm

bạn ơi
vì sau bể aerotank, lượng nước ra có chứa khoảng 30% bùn trong đó có cả bùn "sống", nên rất khó lắng trọng lực.vì thế ngừoi ta sử dụng bể lắng li tâm
huyentran266
huyentran266

Nữ
Tổng số bài gửi : 2
Age : 35
Đến từ : Nam Định
Nghề nghiệp : Sinh Viên
Đơn vị công tác : ĐH KHTN
Points : 2
Reputation : 1
Registration date : 13/12/2009

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by trungQN 5/6/2010, 9:37 pm

huyentran266 đã viết:bạn ơi
vì sau bể aerotank, lượng nước ra có chứa khoảng 30% bùn trong đó có cả bùn "sống", nên rất khó lắng trọng lực.vì thế ngừoi ta sử dụng bể lắng li tâm
BỂ LẮNG 745838 Bạn ơi không phải thế đâu. Đã là lắng thì đều có tác dụng giống như nhau thôi, Lắng Ly tâm thì cũng dựa vào trọng lực thôi mà. Đơn giản người ta dùng lắng ly tâm thì sẽ dễ thu bùn hơn thôi (thu bùn sau aeroten là việc hết sức quan trọng, chính vì bùn còn 'sống' tức là chưa phân hủy hết BOD đó) Ngoài ra, dùng bể lắng ly tâm cũng cho chế độ lắng tốt và có thể giảm diện tích hơn so với các lắng khác.
avatar
trungQN

Tổng số bài gửi : 5
Points : 11
Reputation : 3
Registration date : 06/04/2008

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by Luong1986 9/6/2010, 9:00 am

BỂ LẮNG 106908
Luong1986
Luong1986
Lắng sơ cấp
Lắng sơ cấp

Nam
Tổng số bài gửi : 71
Age : 37
Đến từ : Thanh Hóa
Nghề nghiệp : Kỹ thuật viên
Đơn vị công tác : Viện kỹ thuật nhiệt đới Việt Nam
Câu nói ưa thích : điều giản dị nhất của những người vĩ đại nhất là họ không ngại làm những gì người ta cho là không đáng.
Points : 89
Reputation : 3
Registration date : 09/03/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by ngoc nguyen 10/9/2010, 7:44 pm

các bạn ơi ! các bạn có thể cho mình một số tài liệu về bể lắng đứng được không?và phân loại về các dạng của bể lắng đứng, các yếu tố ảnh hưởng đến bể lắng đứng? mình xin cảm ơn!
ngoc nguyen
ngoc nguyen

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 34
Đến từ : tien giang
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : tan phu
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 10/09/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by tuyetnhung 13/10/2010, 2:03 pm

các bạn ơi có biết về bể lắng cát thì xin cho mình hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi vận hành bể lắng này được không??? thanhks nhìu nhìu
tuyetnhung
tuyetnhung

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 34
Đến từ : Ninh Thuận
Nghề nghiệp : sinh viên
Đơn vị công tác : trường đại học công nghiệp thực phẩm tphcm
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 13/10/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by vinhheo 17/10/2010, 9:53 pm

co ai ol ko a
vinhheo
vinhheo

Nữ
Tổng số bài gửi : 3
Age : 31
Đến từ : ha noi
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : trung van tu liem ha noi
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 17/10/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by vinhheo 17/10/2010, 9:54 pm

giup e voi.e can gap lam.ai co hinh ve về bể lăng' cát thổi khi' thì pm cho e với.các mặt căt' y' ạ.huuuu
vinhheo
vinhheo

Nữ
Tổng số bài gửi : 3
Age : 31
Đến từ : ha noi
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : trung van tu liem ha noi
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 17/10/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by vinhheo 17/10/2010, 9:57 pm

giup e voi.e can gap lam.ai co hinh ve về bể lăng' cát thổi khi' thì pm cho e với.các mặt căt' y' ạ.huuuu
vinhheo
vinhheo

Nữ
Tổng số bài gửi : 3
Age : 31
Đến từ : ha noi
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : trung van tu liem ha noi
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 17/10/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by vanthanh_pr 29/11/2010, 5:40 pm

minh dang lam bai xu ly nuoc cap (nuoc ngam) co ham luong Fe>10mg/l, cong suet 15m3/h.
ma minh bi ket lai o phan be lang , co ban nao giup mh dc ko?
vanthanh_pr
vanthanh_pr

Nam
Tổng số bài gửi : 1
Age : 35
Đến từ : viet nam
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : DHKTCN.TPHCM
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 29/11/2010

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by Luong Thanh Truc 8/6/2011, 11:31 am

HELP!!!!!!!!làm sao để down đc bản vẽ xử lý nước aeroten có sử dụng bể lắng ly tâm
ai bít ở đâu có giúp e với em đang làm đồ án nên cần gấp
thanks!
có thỳ send giúp e [You must be registered and logged in to see this link.]
thanks cả nhà nhiu nhìu Smile
Luong Thanh Truc
Luong Thanh Truc

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 33
Đến từ : Tuyên Quang
Nghề nghiệp : Sinh viên
Đơn vị công tác : trường ĐHDL Đông Đô
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 08/06/2011

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by lethanh_tg91@yahoo 24/11/2011, 4:23 pm

3.1 XỬ LÝ NƯỚC CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

3.1.1 Hồ chứa và lắng sơ bộ

Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn nước vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.

3.1.2 Song chắn và lưới chắn rác

Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm nổi, hoặc nhành cây non khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước.

Song chắn rác có cấu tạo gồm các thanh thép tiết diện tròn cỡ 8 hoặc 10, hoặc tiết diện hình chữ nhật kích thước 6 x 50 mm đặt song song với nhau và hàn vào khung thép. Khoảng cách giữa các thanh thép từ 40 ÷ 50 mm. Vận tốc nước chảy qua song chắn khoảng 0,4 ÷ 0,8 m/s. Song chắn rác được nâng thả nhờ ròng rọc hoặc tời quay tay bố trí trong ngăn quản lý. Hình dạng song chắc rác có thể là hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn.

Lưới chắn rác phẳng có cấu tạo gồm một tấm lưới căng trên khung thép. Tấm lưới đan bằng các dây thép đường kính 1 ÷ 1,5 mm, mắt lưới 2 x 2 ÷ 5 x 5 mm. Trong một số trường hợp, mặt ngoài của tấm lưới đặt thêm một tấm lưới nữa có kích thước mặt lưới 25 x 25 mm đan bằng dây thép đường kính 2 – 3 mm để tăng cường khả năng chịu lực của lưới. Vận tốc nước chảy qua băng lưới lấy từ 0,15 ÷ 0,8 m/s.

Lưới chắn quay được sử dụng cho các công trình thu cỡ lớn, nguồn nước có nhiều. Cấu tạo gồm một băng lưới chuyển động liên tục qua hai trụ tròn do một động cơ kéo. Tấm lưới gồm nhiều tấm nhỏ nối với nhau bằng bản lề. Lưới được đan bằng dây đồng hoặc dây thép không gỉ đường kính từ 0,2 ÷ 0,4. Mắt lưới kích thước từ 0,3 x 0,3 mm đến 0,2 x 0,2 mm. Chiều rộng băng lưới từ 2 ÷ 2,5 m. Vận tốc nước chảy qua băng lưới từ 3,5 ÷ 10 cm/s, công suất động cơ kéo từ 2 ÷ 5 kW. Các loại song chắn và lưới chắn được trình bày trong Hình 3.1.

3.1.3 Bể lắng cát

Ơ các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250 mg/l sau lưới chắn, các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát.

Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,5; để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.

3.1.4 Lắng

Bể lắng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn thành quá trình làm trong nước. Theo chiều dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng lớp mỏng và bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng.

Trong bể lắng ngang, dòng nước thải chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn 16,3 mm/s. Các bể lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước lớn hơn 3.000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng, nước chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc 0,3-0,5 mm/s. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 đến 20%.

Bể lắng lớp mỏng có cấu tạo giống như bể lắng ngang thông thường, nhưng khác với bể lắng ngang là trong vùng lắng của bể lắng lớp mỏng được đặt thêm các bản vách ngăn bằng thép không gỉ hoặc bằng nhựa. Các bản vách ngăn này nghiêng một góc 450 ÷ 600 so với mặt phẳng nằm ngang và song song với nhau. Do có cấu tạo thêm các bản vách ngăn nghiêng, nên bể lắng lớp mỏng có hiệu suất cao hơn so với bể lắng ngang. Diện tích bể lắng lớp mỏng giảm 5,26 lần so với bể lắng ngang thuần túy.

Bể lắng trong có lớp cặn lơ lửng có ưu điểm là không cần xây dựng bể phản ứng, bởi vì quá trình phản ứng và tạo bông kết tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ lửng của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn các bể lắng khác và tốn ít diện tích xây dựng hơn. Tuy nhiên, bể lắng trong có cấu tạo phức tạp, kỹ thuật vận hành cao. Vận tốc nước đi từ dưới lên ở vùng lắng nhỏ hơn hoặc bằng 0,85 mm/s và thời gian lưu nước khoảng 1,5 – 2 giờ.
3.1.5 Lọc

Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước tùy thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước của các đối tượng dùng nước. Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị chít lại, làm tăng tổn thất áp lực, tốc độ lọc giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc, phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió, nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Tốc độ lọc là lượng nước được lọc qua một đơn vị diện tích bề mặt của bể lọc trong một đơn vị thời gian (m/h). Chu kỳ lọc là khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể lọc T (h).

Để thực hiện quá trình lọc nước có thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông số vận hành khác nhau. Thiết bị lọc có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đặc tính như lọc gián đoạn và lọc liên tục; theo dạng của quá trình như làm đặc và lọc trong; theo áp suất trong quá trình lọc như lọc chân không (áp suất 0,085 MPa), lọc áp lực (từ 0,3 đến 1,5 MPa) hay lọc dưới áp suất thủy tĩnh của cột chất lỏng; …

Trong các hệ thống xử lý nước công suất lớn không cần sử dụng các thiết bị lọc áp suất cao mà dùng các bể lọc với vật liệu lọc dạng hạt. Vật liệu lọc có thể sử dụng là cát thạch anh, than cốc, hoặc sỏi nghiền, thậm chí cả than nâu hoặc than gỗ. Việc lựa chọn vật liệu lọc tùy thuộc vào loại nước thải và điều kiện địa phương. Quá trình lọc xảy ra theo những cơ chế sau:

- Sàng lọc để tách các hạt rắn hoàn toàn bằng nguyên lý cơ học;
-

Lắng trọng lực;
- Giữ hạt rắn theo quán tính;
- Hấp phụ hóa học;
- Hấp phụ vật lý;
- Quá trình dính bám;
- Quá trình lắng tạo bông.

Thiết bị lọc với lớp hạt có thể được phân loại thành thiết bị lọc chậm, thiết bị lọc nhanh, thiết bị lọc hở và thiết bị lọc kín. Chiều cao lớp vật liệu lọc trong thiết bị lọc hở dao động trong khoảng 1-2 m và trong thiết bị lọc kín từ 0,5 – 1 m.



3.2 XỬ LÝ NƯỚC CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ

3.2.1 Làm thoáng

Bản chất của quá trình làm thoáng là hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt hóa trị III, mangan hóa trị IV tạo thành các hợp chất hydroxyl sắt hóa trị III và hydroxyl mangan hóa trị IV Mn(OH)4 kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng, lọc.

Làm thoáng để khử CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa và thủy phân sắt và mangan, nâng cao công suất của các công trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan. Quá trình làm thoáng làm tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quá trình khử mùi và mùi của nước. Có hai phương pháp làm thoáng:

- Đưa nước vào trong không khí: cho nước phun thành tia hay thành màng mỏng chảy trong không khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành tia và màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi không khí vào thùng như ở các dàn làm thoáng cưỡng bức.
- Đưa không khí vào nước: dẫn và phân phối không khí nén thành các bọt nhỏ theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm thoáng.
- Hỗn hợp hai phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn nhiều bậc và phun trên mặt nước.

3.2.2 Clo hóa sơ bộ

Clo hóa sơ bộ là quá trình cho clo vào nước trước bể lắng và bể lọc. Clo hóa sơ bộ có tác dụng tăng thời gian khử trùng khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng, oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu, ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu, phá hủy tế bào của các vi sinh sản ra chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc.

3.2.3 Keo Tụ - Tạo Bông

Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước của hạt thường dao động trong khoảng 0,1 đến 10 m. Các hạt này không nổi cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút VanderWaals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự dính kết giữa các hạt ngay khi khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra do chuyển động Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trong trường hợp phân tán keo, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa nhờ lực đẩy tĩnh điện.

Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện tích có thể liên kết với những hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông. Quá trình thủy phân các chất keo tụ và tạo thành bông cặn xảy ra theo các giai đoạn sau:

Me3+ + HOH Me(OH)2+ + H+
Me(OH)2+ + HOH Me(OH)+ + H+
Me(OH)+ + HOH Me(OH)3 + H+
--------------------------------------------------------
Me3+ + HOH Me(OH)3 + 3H+

Những chất keo tụ thường dùng nhất là các muối sắt và muối nhôm như:

· Al2(SO4)3, Al2(SO4)2.18H2O, NaAlO2, Al2(OH)5Cl, Kal(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O
· FeCl3, Fe2(SO4)2.2H2O, Fe2(SO4)2.3H2O, Fe2(SO4)2.7H2O

Muối Nhôm

Trong các loại phèn nhôm, Al2(SO4)3 được dùng rộng rãi nhât do có tính hòa tan tốt trong nước, chi phi thấp và hoạt động có hiệu quả trong khoảng pH = 5,0 – 7,5. Quá trình điện ly và thủy phân Al2(SO4)3 xảy ra như sau:

Al3+ + H2O = AlOH2+ + H+
AlOH+ + H2O = Al(OH)2+ + H+
Al(OH)2+ + H2O = Al(OH)3(s) + H+
Al(OH)3 + H2O = Al(OH)4- + H+

Ngoài ra, Al2(SO4)3 có thể tác dụng với Ca(HCO3)2 trong nước theo phương trình phản ứng sau:

Al2(SO4)3 + 3Ca(HCO3)2 Al(OH)3 + 3CaSO4 + 6CO2

Trong phần lớn các trường hợp, người ta sử dụng hỗn hợp NaAlO2 và Al2(SO4)3 theo tỷ lệ (10:1) – (20:1). Phản ứng xảy ra như sau:
6NaAlO2 + Al2(SO4)3 + 12H2O 8Al(OH)3 + 2Na2SO4

Việc sử dụng hỗn hợp muối trên cho phép mở rộng khoảng pH tối ưu của môi trường cũng như tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông.

Muối Sắt

Các muối sắt được sử dụng làm chất keo tụ có nhiều ưu điểm hơn so với các muối nhôm do:

- Tác dụng tốt hơn ở nhiệt độ thấp;
- Có khoảng giá trị pH tối ưu của môi trường rộng hơn;
- Độ bền lớn;
- Có thể khử mùi H2S.

Tuy nhiên, các muối sắt cũng có nhược điểm là tạo thành phức hòa tan có màu do phản ứng của ion sắt với các hợp chất hữu cơ. Quá trình keo tụ sử dụng muối sắt xảy ra do các phản ứng sau:

FeCl3 + 3H2O Fe(OH)3 + HCl
Fe2(SO4)3 + 6H2O Fe(OH)3 + 3H2SO4

Trong điều kiện kiềm hóa:

2FeCl3 + 3Ca(OH)2 Fe(OH)3 + 3CaCl2
FeSO4 + 3Ca(OH)2 2Fe(OH)3 + 3CaSO4

Chất Trợ Keo Tụ

Để tăng hiệu quả quá trình keo tụ tạo bông, người ta thường sử dụng các chất trợ keo tụ (flucculant). Việc sử dụng chất trợ keo tụ cho phép giảm liều lượng chất keo tụ, giảm thời gian quá trình keo tụ và tăng tốc độ lắng của các bông keo. Các chất trợ keo tụ nguồn gốc thiên nhiên thường dùng là tinh bột, dextrin (C6H10O5)n, các ete, cellulose, dioxit silic hoạt tính (xSiO2.yH2O).

Các chất trợ keo tụ tổng hợp thường dùng là polyacrylamit (CH2CHCONH2)n. Tùy thuộc vào các nhóm ion khi phân ly mà các chất trợ đông tụ có điện tích âm hoặc dương như polyacrylic acid (CH2CHCOO)n hoặc polydiallyldimetyl-amon.

Liều lượng chất keo tụ tối ưu sử dụng trong thực tế được xác định bằng thí nghiệm Jartest (Hình 2.4).
3.2.4 Khử trùng nước

Khử trùng nước là khâu bắt buộc trong quá trình xử lý nước ăn uống sinh hoạt. Trong nước thiên nhiên chứa rất nhiều vi sinh vật và khử trùng. Sau các quá trình xử lý cơ học, nhất là nước sau khi qua bể lọc, phần lớn các vi trùng đã bị giữ lại. Song để tiêu diệt hoàn toàn các vi trùng gây bệnh, cần phải tiến hành khử trùng nước. Hiện nay có nhiều biện pháp khử trùng có hiệu quả như: khử trùng bằng các chất oxy hóa mạnh, các tia vật lý, siêu âm, phương pháp nhiệt, ion kim loại nặng,…

a. Khử trùng bằng Clo và các hợp chất của Clo

Clo là một chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào. Khi Clo tác dụng với nước tạo thành axit hypoclorit (HOCl) có tác dụng diệt trùng mạnh. Khi cho Clo vào nước, chất diệt trùng sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào, làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Khi cho Clo vào nước, phản ứng diễn ra như sau:
Cl2 + H2O HOCl + HCl

Hoặc có thể ở dạng phương trình phân ly:
Cl2 + H2O H+ + OCl- + Cl-

Khi sử dụng Clorua vôi, phản ứng diễn ra như sau:
Ca(OCl)2 + H2O CaO + 2HOCl
2HOCl 2H+ + 2OCl-

b. Dùng ozone để khử trùng

Ozone là một chất khí có màu ánh tím ít hòa tan trong nước và rất độc hại đối với con người. Ơ trong nước, ozone phân hủy rất nhanh thành oxy phân tử và nguyên tử. Ozone có tính hoạt hóa mạnh hơn Clo, nên khả năng diệt trùng mạnh hơn Clo rất nhiều lần. Thời gian tiếp xúc rất ngắn do đó diện tích bề mặt thiết bị giảm, không gây mùi vị khó chịu trong nước kể cả khi trong nước có chứa phênol.

c. Khử trùng bằng phương pháp nhiệt

Đây là phương pháp khử trùng cổ truyền. Đun sôi nước ở nhiệt độ 1000C có thể tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có trong nước. Chỉ trừ nhóm vi khuẩn khi gặp nhiệt độ cao sẽ chuyển sang dạng bào tử vững chắc. Tuy nhiên, nhóm vi khuẩn này chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Phương pháp đun sôi nước tuy đơn giản, nhưng tốn nhiên liệu và cồng kềnh, nên chỉ dùng trong quy mô gia đình.

d. Khử trùng bằng tia cực tím (UV)

Tia cực tím là tia bức xạ điện từ có bước sóng khoảng 4 – 400 nm, có tác dụng diệt trùng rất mạnh. Dùng các đèn bức xạ tử ngoại, đặt trong dòng chảy của nước. Các tia cực tím phát ra sẽ tác dụng lên các phân tử protit của tế bào vi sinh vật, phá vỡ cấu trúc và mất khả năng trao đổi chất, vì thể chúng sẽ bị tiêu diệt. Hiệu quả khử trùng chỉ đạt được triệt để khi trong nước không có các chất hữu cơ và cặn lơ lửng. Sát trùng bằng tia cực tím không làm thay đổi mùi, vị của nước.

e. Khử trùng bằng siêu âm

Dòng siêu âm với cường độ tác dụng không nhỏ hơn 2W/cm2 trong khoảng thời gian trên 5 phút có khả năng tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật trong nước.

f. Khử trùng bằng ion bạc

Ion bạc có thể tiêu diệt phần lớn vi trùng có trong nước. Với hàm lượng 2 – 10 ion g/l đã có tác dụng diệt trùng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là: nếu trong nước có độ màu cao, có chất hữu cơ, có nhiều loại muối,…thì ion bạc không phát huy được khả năng diệt trùng.

3.3 XỬ LÝ NƯỚC CẤP BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐẶC BIỆT

Ngoài các phương pháp xử lý trên, khi chất lượng nước cấp được yêu cầu cao hơn nên trong xử lý nước cấp còn sử dụng một số phương pháp sau:

- Khử mùi và vị bằng làm thoáng, chất oxy hóa mạnh, than hoạt tính;
- Làm mềm nước bằng phương pháp nhiệt, phương pháp hóa học, phương pháp trao đổi ion;
- Khử mặn và khử muối trong nước bằng phương pháp trao đổi ion, điện phân, lọc qua màng, nhiệt hay chưng cất.
lethanh_tg91@yahoo
lethanh_tg91@yahoo

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 32
Đến từ : tien giang
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : truong dai hoc tai nguyen moi truong tp HCM
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 24/11/2011

Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty cung truong nha

Bài gửi by Khách viếng thăm 10/1/2012, 4:48 pm

tuyetnhung đã viết:các bạn ơi có biết về bể lắng cát thì xin cho mình hỏi về những thuận lợi và khó khăn khi vận hành bể lắng này được không??? thanhks nhìu nhìu
ban lam cty nao vaz,
avatar
Khách viếng thăm
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

BỂ LẮNG Empty Re: BỂ LẮNG

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết