Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 69 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 69 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

hiện trạng chất lượng môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và tài nguyên đất

2 posters

Go down

hiện trạng chất lượng môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và tài nguyên đất Empty hiện trạng chất lượng môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và tài nguyên đất

Bài gửi by thaopolime 10/12/2010, 1:16 pm

Báo cáo thực tập môn
Tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường vùng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề_Lý do lựa chọn vấn đề
2. Các căn cứ pháp lý
3. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được áp dụng
NỘI DUNG BÁO CÁO
A. Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất
Chương 1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Hà tĩnh
1. Vị trí địa lý
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
b. Khí hậu
c. Chế độ thủy triều và thủy văn
Chương 2. Tài nguyên đất
1. Sự hình thành và phân loại đất
1.1. Điều kiện hình thành
a. Mẫu chất
b. Địa hình
c. Khí hậu
d. Thủy văn, thủy lợi
1.2. Những quá trình hình thành và gây ành hưởng chính gặp trong đất Hà Tĩnh
a. Quá trình lắng đọng vật liệu phù sa
b. Quá trình tích lũy chất hữu cơ và mùn trong đất
c. Một số quá trình biến đổi khác
1.3. Phân loại đất
a. Đất cát chua
b. Đất phù sa chua
c. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng
d. Đất phèn hoạt động
2. Quy hoach sử dụng đất đến năm 2020
2.1. Cơ sở xây dựng phương án quy hoạch
2.2. Lựa chọn phương án quy hoạch
3. Giải pháp tổ chức thực hiên phương án quy hoạch sử dụng đất
3.1. Công tác quản lý nhà nước
3.2. Công tác tuyên truyền
3.3. Công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với xây dựng đô thị sinh thái và phát triển bền vững
B. Quản lý môi trường vùng: môi trường đô thị và khu công nghiệp Thành phồ Hà Tĩnh
Chương 1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế
2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo các ngành
3. Những lợi thế và hạn chế trong quá trình phát triển của thành phố
3.1. Những lợi thế
a. Lợi thế về vị trí địa lý kinh tế
b. Lợi thế là trung tâm tỉnh lỵ- một trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh
c. Lợi thế về cơ sở hạ tầng
d. Lợi thế về nguồn nhân lực
3.2. Những hạn chế
Chương 2. Hiện trạng môi trường thành phố Hà tĩnh
1. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn
1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn
a. Rác thải sinh hoạt
b. Rác thải công nghiệp
c. Rác thải y tế
d. Rác thải phát sinh trong một số lĩnh vực khác
1.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
b. Chất thải rắn nguy hại
2. Hiện trạng môi trường không khí
2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
2.2. Chất lượng môi trường không khí
3. Hiện trạng chất lượng và vấn đề cấp, thoát nước
3.1. Hiện trạng chất lượng nước
a. Nước mặt
b. Nước ngầm
c. Nước thải
3.2. Hiện trạng cấp, thoát nước
a. Hiện trạng cấp nước
b. Hiện trạng thoát nước
4. Hiện trạng môi trường đất
4.1. Tài nguyên đất
4.2. Chất lượng đất
5. Các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của đô thị
6. Nguyên nhân.
Chương 3: Các giải pháp bảo vệ môi trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ











PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề- Lý do lựa chọn vấn đề
Việt Nam_ đất nước nơi được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc”. Dọc theo dải đất cong cong hình chữ S ấy, ta sẽ bắt gặp khu vực miền Trung đầy nắng và gió lào, quanh năm phải gánh chịu thiên tai lũ lụt. Nhưng không bằng lòng với số phận, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và nguồn nhân lực dồi dào, cần cù, ham học hỏi, miền Trung đang trở mình vươn lên.
Đi lên cùng khí thế phát triển chung của cả khu vực, thành phố Hà Tĩnh cũng đang chứng tỏ sức mình. Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, nằm cách thủ đô Hà nội 350km và cách thành phố Vinh 50km về phía Bắc theo trục đường chính qua thành phố là Quốc lộ 1A. Thành phố Hà Tĩnh bao gồm 16 phường, xã. Thành phố Hà Tĩnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 5654,76 ha, trong đó nhóm đất nông nghiệp là 3128,69 ha, chiếm 55,33% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phi nông nghiệp là 2139,21 ha, chiếm 37,83% diện tích đất tự nhiên và nhóm đất chưa sử dụng là 386,86 ha, chiếm 6,84% diện tích đất tự nhiên. Quá trình đô thị hóa là tất yếu đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Tĩnh, tuy nhiên bên cạnh sự phát triển kinh tế- xã hội thì các vấn đề môi trường cũng bắt đầu nảy sinh, điển hình như là:
• Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong các khu dân cư gây ô nhiễm môi trường.
• Tình trạng nước thải, nước mưa bị ứ đọng gây ô nhiễm môi trường do hệ thống thu gom và thoát nước thải chưa được đầu tư xây dựng hoàn thiện.
• Vấn đề cấp nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân về cả chất lượng và số lượng.
• Thu gom và xử lý chất thải rắn trong thành phố còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả cao….
• Một vấn đề nữa là nhận thức về môi trường của người dân trong trong khu vực còn yếu, các cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm thích đáng dẫn đến công tác chỉ đạo về bảo vệ môi trường thiếu chặt chẽ và đồng bộ
Qua đây, tôi lựa chọn vấn đề tài nguyên đất và các vấn đề về môi trường đô thị và khu công nghiệp thành phố Hà Tĩnh nhằm:
Thứ nhất, xem xét hiện trạng tài nguyên đất ở Thành phố Hà Tĩnh, hướng quy hoạch sử dụng đất trong các giai đoạn kế tiếp và đề ra các phương án quản lý, bảo vệ tái nguyên đất tránh bị ô nhiễm, xói mòn, suy thoái.
Thứ hai, cùng với quá trình đô thị hóa của cả nước, đô thị hóa ở Hà Tĩnh đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì?, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến các vấn đề ô nhiễm môi trường như thế nào? Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp và phương án giải quyết các vấn đề này.
Với tình hình suy thoái tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề ô nhiễm môi trường gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu hiện nay, tôi nhận thấy việc thực hiện chuyên đề này là thực sự cần thiết. với một thành phố mới và còn non trẻ, phải có các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội hợp lý, cũng như các phương án bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm tiến tới xây dựng một Thành phố phát triển bền vững.
2.Các căn cứ pháp lý:
 Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP
 Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn về đánh giá về môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
 Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại;
 Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
 Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của bộ tài nguyên và môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
 Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngỳ 07/10/2009 của bộ tài nguyên và môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường;
 Quyết định số 1729/2002/QĐ/UB-XD ngày 23/8/2002 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Hà Tĩnh( nay là thành phố Hà Tĩnh)
3. Các quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được áp dụng
 QCVN 03:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của các kim loại nặng trong đất
 QCVN 05:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
 QCVN 06:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí
 QCVN 08:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt
 QCVN 09:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm
 QCVN 14:2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
 TCVN 5949:1998 Âm học- tiếng ồn khu vực công cộng và khu dân cư. Mức ồn tối đa cho phép.



NỘI DUNG BÁO CÁO
A. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: Tài nguyên đất
Chương 1. Điều kiện tự nhiên Thành phố Hà Tĩnh
1. Vị trí địa lý kinh tế Thành phố Hà Tĩnh
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố nằm ở tọa độ18 024’ vĩ độ Bắc, 105 056’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 350km và cách thành phố Vinh 50km về phía Bắc theo Quốc lộ 1A. Ranh giới của khu vực được xác định: phía Bắc giáp huyện Thạch Hà và huyện Lộc Hà, phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Đông giáp huyện Thạch Hà, phía Tây giáp huyện Thạch Hà.
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng ven biển miền trung, địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền biến thiên từ +0.5m đến +3.0m. Tuy nhiên do quá trình hình thành đất đã tạo ra những cánh đồng cao thấp không nghiêng theo một chiều. Mặt khác do quá trình đô thị hóa nhanh chóng, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp được chuyển đổi sang phi nông nghiệp, xây dựng các khu đô thị, nhà xưởng, đã làm cho đất sản xuất nông nghiệp manh mún ảnh hưởng đến việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, tưới tiêu nước phục vụ thâm canh cây trồng, mặt nước nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó cũng gây trở ngại cho việc tạo ra một khu vực đủ lớn để triển khai tổ chức ra khối lượng hàng hóa tập trung phục vụ tiêu dùng tại thành phố và hòa chung vào nền kinh tế hàng hóa trên địa bàn cả tỉnh, cả nước. Địa hình của các khu vực đã xây dựng trong nội thị, cao độ từ +2.0 đến +3.0m, các khu trũng có cao độ từ +1.0 đến +2.3m. khu vực dọc theo sông Rào Cái, có cao độ từ +0.7 đến +1.1m .
b. Khí hậu
Thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, có 2 mùa rõ rệt là mùa lạnh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm là 23,80C; nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 27,50C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 21,30C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39.70C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 70C.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối bình quân năm là 86%. Độ ẩm tương đối bình quân tháng 85%-93%.
- Nắng: số giờ nắng trung bình trog các tháng mùa đông là 93h, trong các mùa hè là 178h.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình tháng cao nhất là 131,18mm; tháng thấp nhất là 24.97mm; trung bình năm là 66,64mm.
- Mưa : lượng mưa trung bình năm là 2661mm, lượng mưa tháng lớn nhất 1450mm, lượng mưa ngày lớn nhất là 657,2mm.
- Gió, bão : Hà Tĩnh thuộc vùng chịu ảnh hưởng của bão nhiều trong khu vực miến Trung. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 10. Có năm phải chịu ảnh hưởng của 3 trận bão(1971), bão thường kéo theo gió mạnh, mưa lớn gây ra lũ lụt. tốc độ gió đạt 40m/s, gió mạnh nhất thường xuất hiện theo hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam. Hướng gió chủ đạo Tây Nam, Đông Bắc. Gió Tây Nam khô nóng từ tháng 4 đến tháng 8( nóng nhất là tháng 6, 7). Gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3.
c. Chế độ thủy triều và thủy văn
- Chế độ thủy triều: Thành phố Hà Tĩnh nằm ở lưu vực của hai con sông là sông Rào Cái ở phía Đông Bắc và sông Cày ở phía Tây Bắc. Hai sông này hợp lưu ở phía Bắc của thành phố hợp thành sông Cửa Sót cách biển 8km. Các sông này chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy triều. Về mùa kiệt chủ yếu là dòng triều, về mùa lũ giao lưu giữa triều và lũ ở mức cao nhất +2,88m (P=1%). Chế độ thủy triều của vùng ven biển Hà Tĩnh thuộc chế độ nhật triều không đều. Trong tháng xuất hiện 2 lần triều cường và 2 lần triều yếu, mỗi chu kỳ triều khoảng 14-15 ngày. Biên độ triều lớn nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 5, 6. Biên độ triều trung bình tại Cửa Sót là 117cm. mặc dù thành phố có hệ thống đê phòng hộ, toàn bộ thành phố vẫn phải đối mặt với lũ lụt của sông Rào Cái với mức lũ cao nhất là 2,8m. lưu lượng dòng chảy chính của sông Rào Cái đo ở thượng nguồn cách thành phố 14km trung bình khoảng 13,6m3/s.
- Chế độ thủy văn: Việc tiêu thoát của thành phố Hà Tĩnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Rào Cái. Về mùa lũ thường có sự giao lưu giữa lũ và triều gây ra ngập úng tại nội đồng trong thành phố.
1 2 3 4 5 6 10 50
Hmax(m) 2,88 2,73 2,59 2,52 2,46 2,42 2,28 2,04
Hmin(m) -1,39 -1.36-1,35 -1.33 -1,32 -1,31 -1,29 -1.24

Chế độ dòng chảy của sông Rào Cái có 2 mùa rõ rệt. dòng chảy mùa cạn( từ tháng 12 đến tháng 7) dòng chảy ổn định. Khi có mưa tiểu mãn dòng chảy tăng lên khá nhiều vào tháng 5. Dòng chảy mùa lũ thường từ tháng 8 đến tháng 11, chiếm 50% lưu lượng nước cả năm.


Chương 2. Tài nguyên đất
1. Sự hình thành và phân loại đất
1.1. Điều kiện hình thành đất.
a. Mẫu chất: Trong phạm vi thành phố Hà Tĩnh, mẫu chất cơ bản để hình thành nên đất là phù sa có nguồn gốc sông, hỗn hợp sông biển và biển. Phù sa sông được lắng đọng từ hệ thống sông khá dày đặc bao quanh thành phố như sông Cày, sông Cầu Đông, sông Cầu Phủ, sông Rào Cái… chứa nhiều hạt limon. Phù sa biển và hỗn hợp sông biển điển hình là các hạt cát, thứ đến là limon. Sự phân bố xen kẽ và hỗn hợp sông biển làm cho đất có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình.
b. Địa hình: thành phố Hà Tĩnh nằm trong vùng đồng bằng của tỉnh, có độ cao trung bình >2m và giảm dần về phía biển. thành phố Hà Tĩnh có địa hình khá bằng phẳng với 3 cấp địa hình tương đối là cao, vàn và trũng.
c. Khí hậu: thành phố Hà Tĩnh có các đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ như: nhiệt độ bình quân năm 23,80C, tháng cao nhất 29,40C, tháng thấp nhất 17,50C, những ngày nắng nóng 39-400C. lượng mưa lớn từ 1500-2000mm, lượng bốc hơi từ 600-800mmm trung bình bằng khoảng 1/3 lượng mưa va độ ẩm không khí phổ biến >70%.
d. Thủy văn, thủy lợi: thành phố Hà Tĩnh được bao bọc bởi các con sông nhỏ với nhiều tên gọi khác nhau như sông Hộ Độ, sông Cày, sông Cầu Phủ, sông Cầu Đông, sông Cái, sông Rào Trường…

1.2. Những quá trình hình thành và gây ảnh hưởng chính gặp trong đất Hà Tĩnh.
Sự tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất nêu trên tạo nên những quá trình hình thành và biển đổi như sau:
a. Quá trình lắng đọng vật liệu phù sa: đây là quá trình cơ bản để hình thành nên toàn bộ đất đai của thành phố Hà Tĩnh gồm các vật liệu phù sa sông, phù sa biển và hỗn hợp phù sa sông biển. Phù sa biển diễn ra cách đây khá lâu với mẫu chất cát là chủ yếu để hình thành nên loại đất cát trên địa bàn thành phố và nhiều vùng ven biển của tỉnh. Phù sa sông thường trộn lẫn với phù sa biển, là nguồn gốc tạo nên đất phù sa.
b. Quá trình tích lũy chất hữu cơ và mùn trong đất: sự tích lũy chất hữu cơ và mùn trong đất là quá trình chủ đạo để hình thành nên đất. hiện tại quá trình này ở Hà Tĩnh phụ thuộc chặt chẽ vào sự tác động của con người với các biện pháp cụ thể như bón phân hữu cơ, trả lại đất các bộ phận không thu hoạch của cây. Do điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho quá trình phân giải chất hữu cơ nên hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất không cao.
c. Một số quá trình biến đổi khác:
- Quá trình tích lũy tuyệt đối sắt: là quá trình hình thành và tích tụ các hợp chất sắt hóa trị 3 trong đất ở dạng Fe2O3 và Fe2O3nH2O được đặc trưng bởi các đốm rỉ màu nâu, màu vàng, màu đỏ tạo loang lổ đỏ, vàng trong đất. quá trình biển đổi này gặp rất phổ biến trong các loại đất ở Hà Tĩnh.
- Quá trình glây: là quá trình hình thành và tích lũy sắt hóa trị 2 trong đất, quá trình glây diễn ra trong điều kiện đất dư ẩm, qúa trình khử chiếm ưu thế.
- Quá trình hóa chua: có nhiều nguyên nhân dẫn đến phản ứng chua trong đất, những nơi có địa hình cao và vàn của thành phố Hà Tĩnh, đất chua chủ yếu do sự rửa trôi các chất kiềm, vùng địa hình trũng là sự phân giải các chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Ngoài ra một số vùng đất của thành phố bị chua do sự tích lũy muối phèn (Fe2(SO4)3) dạng hoạt động.
- Quá trình nhiễm mặn: những vùng đất ngoài đê do chịu sự tác động của thủy triều bị nhiễm mặn ở mức độ nhẹ.

1.3. Phân loại đất:
Dựa vào các quá trình hình thành và biến đổi diễn ra trong đất, dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất cho bản đồ tỉ lệ trung bình và lớn của ngành nông nghiệp( 10 TCN 68-84) thành phố Hà Tĩnh có các loại đất chính sau:
a. Đất cát chua( Cd): trên bản đồ là màu vàng, kí hiệu chữ la Cd. Diện tích 890,25ha. Loại đất này gặp ở nhiều xã, phường như Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Quý…. Loại đất này được hình thành từ mẫu chất cát có nguồn gốc biển và bị hóa chua. Trong đất thường gặp tầng loang lổ đỏ vàng khá điển hình. Đất cát chua có các tính chất xấu điển hình như là cơ giới nhẹ, chua, nghèo các chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước giữ các chất dinh dưỡng rất thấp.
b. Đất phù sa chua( Pc): trên bản đồ là màu xanh lá cây, kí hiệu chữ là Pc. Diện tích 980,42ha. Loại đất này gặp nhiều ở các xã, phường như Thạch Trung, Thạch Hạ, Thạch Linh, phường Đại Nài, Văn Yên, Nguyễn Du…loại đât này được hình thành từ sự lắng đọng phù sa của hệ thống sông và hỗn hợp phù sa sông biển bị hóa chua. Nhìn chung loại đất này cũng có nhiều tính chất kém như nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, dung tích hấp thụ thấp và chua.
c. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng( Pf): trên bản đồ là màu đỏ vàng, kí hiệu chữ là Pf. Diện tích là 545,83ha. Loại đất này gặp nhiều ở các xã, phường như: Thạch Bình, Thạch Linh, phường Trần Phú, Nam Hà…loại đất này cũng được hình hình thành từ sự lắng đọng phù sa của hệ thống sông và hỗn hợp phù sa sông biển và bị biến đổi mạnh do tích lũy nhiều sắt hóa trị 3. Loại đất này cũng có nhiều tính chất kém như nghèo mùn và các chất dinh dưỡng, dung tích hấp thụ của đất nhỏ.
d. Đất phèn hoạt động(Sj): trên bản đồ là màu tím, ký hiệu chữ là Sj. Diện tích 645,10ha. Loại đất này gặp ở các xã phường như Đại Nài, Thạch Hưng, Thạch Đồng, Thạch Môn, Thạch Hạ…nguồn gốc ban đầu của loại đất này là phù sa của sông và hỗn hợp phù sa sông biển sau đó bị phân hóa do sự hình thành và tích lũy muối phèn trong đất. đất phèn hoạt động có nhiều tính chất xấu, điển hình nhất là phản úng chua và rất chua, chất dinh dưỡng dễ tiêu nghèo và dung tích hấp phụ nhỏ
2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
2.1. Cơ sở xây dựng phương án quy hoạch: trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, quá trình phát triển các đô thị và khu công nghiệp diễn ra khá nhanh, việc đưa đất nông nghiệp vào xây dựng các khu công nghiệp và đô thị là không tránh khỏi. Tuy nhiên việc sử dụng đất vẫn phải ưu tiên cho sản xuất nông, lâm, thủy sản nhằm đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu nông sản cho đô thị, khu công nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động. Để đảm bảo đạt được định hướng trên, quy hoạch đến năm 2020: đất nông nghiệp giảm 1461,2ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp giảm1670,01ha, đất lâm nghiệp tăng là 43,93ha, đất nuôi trồng thủy sản giảm 155,12ha và đất nông nghiệp khác tăng 320,0ha. Tổng diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 là 1667,49 ha, chiếm 29,49% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp tăng 1848.06ha, so với hiện trạng, trong đó đất ở tăng 731,26 ha, đất chuyên dùng tăng 916,67 ha, đất nghĩa trang nghĩa địa giảm 31,28 ha, đất mặt nước chuyên dùng tăng 140,22 ha, đât phi nông nghiệp khác tăng 91,11 ha. Tổng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2020 là 3987,27 ha, chiếm 70,51 so với tổng diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch, diện tích trồng cây hang năm giảm 1298,80 ha. Như vậy đến năm 2020 toàn thành phố Hà Tĩnh có 955,08 ha đất trông cây hàng năm trong đó đất trồng lúa có 904,38ha. Đât trồng cây lâu năm còn 150,0 ha giảm 371,21ha, diện tích đất có rừng trồng phòng hộ là 108,98 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của thành phố có 133,37 ha.( Theo báo cáo lập quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững ở thành phố Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020)
2.2. Lựa chọn phương án quy hoạch: dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hà Tĩnh đến năm 2020; dựa trên điều kiện khí hậu, đặc điểm đất đai, điều kiện kinh tế- xã hội và dự báo chiến lược về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước để lựa chọn phương án quy hoạch phù hợp.
3. Giải pháp tổ chức thực hiên phương án quy hoạch sử dụng đất
3.1. Công tác quản lý nhà nước:
- Để quy hoạch được thực hiện cần có sự tham gia, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thực hiện của các cấp chính quyền. Có sự đầu tư về cơ sở vật chất để thực hiện các mô hình, có chính sách hỗ trợ vốn để đầu tư giống cây trồng, vật nuôi, phân bón. Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: giao thong, thủy lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ…
- Gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và các quy hoạch chuyên ngành khác.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác thống kê đất đai và chỉnh lý biến động đất đai hàng năm ở các phường, xã và toàn thành phố theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và môi trường trên cơ sở đó điều chỉnh quy hoạch phù hợp.
- Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp theo quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa mang hàm lượng chất xám cao, từng bước nâng cao giá trị nông sản, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.
3.2. Công tác tuyên truyền:
- Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt để các xã, phường nhân dân biết thực hiện.
- Triển khai đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp phường, xã trên cơ sở quy hoạch của thành phố được phê duyệt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, các văn bản của các Bộ, Ngành trung ương đến các tầng lớp nhân dân.
3.3. Công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với xây dựng đô thị sinh thái và phát triển bền vững
Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh khác với các địa phương khác và mang nét đặc thù của thành phố miền trung. Đó là vừa phát triển đô thị, trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa, vừa phát triển nông nghiệp theo hình thức đô thị sinh thái hài hòa với phát triển kinh tế hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ với du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. bởi vậy, cần giao đất cụ thể đến các đối tượng trực tiếp sử dụng đất. Các dự án thi công công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị và nuôi trồng thủy sản…phải có phương án bảo vệ môi trường trước khi phê duyệt đưa vào sử dụng.

B. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÙNG: Môi trường đô thị và khu công nghiệp Thành phố Hà Tĩnh
Chương 1. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế
Sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của thành phố trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng: giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tiềm lực kinh tế được củng cố và phát triển, bộ mặt đô thị được thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao. Cụ thể, năm 2009 tổng giá trị sản xuất các ngành thực hiện được ước đạt 998 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch và tăng 17,1% co với năm 2008, trong đó: CN-TTCN tăng 15,7%, xây dựng cơ bản tăng 21,5%; thương mại- dịch vụ tăng 16,9%; nông nghiệp tăng 7,7%.
Bảng: Giá trị sản xuất một số ngành trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh từ năm 2006-2009( theo giá hiện hành Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng số 66 5440 771 442 902 180 1 094 470
Nông nghiệp 68 364 52 327 45 414 50 241
Lâm nghiệp 3 409 2 971 3 269 3 124
Thủy sản 4 193 6 689 7 157 13 574
Khai thác mỏ
Công nghiệp chế biến 104 581 126 210 154 121 201 140
Công nghiệp điện nước 5 254 6 214 8 140 11 871
Xây dựng 274 510 339 210 400 141 463 480
Thương nghiệp sửa chữa 51 487 57 210 61 241 71 241
Thương nghiệp nhà hàng 97 540 111 401 135 456 167 751
Vận tải, kho bãi 56 102 69 210 87 241 112 048
(Nguồn: Niên giám thống kê TP Hà Tĩnh năm 2009, NXB Thống kê Hà Nội 4/2010)

2. Hiện trạng phát triển kinh tế theo ngành:
2.1. Về công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp:
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn phát triển ổn định. Một số sản phẩm đạt mức tăng trưởng khá như: nội thấtm cơ khí, mộc dân dụng… thực hiện chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đến nay đã có 4.291 doanh nghiệp và hộ gia đình được vay vốn, với số dư nợ là 1.359,8 tỷ đồng. thực hiện cơ chế khuyến nông, thành phố đã thẩm định hỗ trợ 06 doanh nghiệp với số tiền 288,7 triệu đồng. Giá trị sản xuất CN-TTCN ước đạt 288 tỷ đồng, bằng 100,3% kế hoạch và tăng 15,7% so với năm 2008
2.2. Công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ về công tác quy hoạch như: quy hoạch các khu đô thị, quy hoạch đường, hạ tầng hai bên đường, cây xanh đường phố, quy hoạch các khu hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch chi tiết các phường xã, quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020. Hoàn thành xác định địa điểm quy hoạch hệ thong chợ, khu nghĩa trang, bãi tập kết rác tại các xã phường.
Trong năm 2009, tổng số công trình do thành phố triển khai thực hiện là 87 công trình( trong đó 25 công trình chuyển tiếp, 62 công trình khởi công mới), đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 53 công trình. Giá trị vốn đầu tư XDCB do thành phố quản lý ước đạt 328 tỷ đồng, bằng 99,7% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm 2008. Công tác bối thường, hỗ trợ và tái định cư được tập trung chỉ đạo quyết liệt, năm 2009 đã có 24 phương án bồi thường giải phóng mặt bằng được phê duyệt với số tiền 36 tỷ đồng.
2.3. Về thương mại và dịch vụ
Các công trình Thương mại dịch vụ như: chợ, bưu địện, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, nhà hàng, siêu thị phát triển mạnh mẽ tạo ra môi trường tương đối sôi động và có sức hút.
Năm 2009, giá trị ngành sản xuất TM-DV thực hiện ước đạt 298 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch và tăng 16,9% so với năm 2008. Hoàn thành và đưa vào sử dụng Chợ trung tâm thành phố( giai đoạn 2), Chợ Bắc Hà( giai đoạn 1) và chợ Cầu Đông. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội ước đạt 2.718 tỷ đồng bằng 103% kế hoạch và tăng 18,3% so với năm 2008.
2.4. Về lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản
Năm 2009, tiếp tục chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước đưa lĩnh vực sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ đô thị. Thực hiện cơ chế khuyến nông, đã hỗ trợ 02 hộ có thu nhập trên 60 triệu đồng/năm và các hộ gia đình xây dựng 55 bể Biogas với số tiền 120 triệu đồng. giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản thực hiện ước đạt 84 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch và tăng 7,7% so với năm 2008.
2.5. Về lĩnh vực Tài nguyên và môi trường
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cấp đất ở. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2020. Tiến hành thu hồi đất của 30 dự án với diện tích 47,6 ha, hoàn thành quy hoạch các khu dân cư thu nhập thấp của 5 phường xã: Thạch Hưng, Thạch Đồng, Nguyễn Du, Thạch Trung, Thạch Quý. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tập trung chỉ đạo, năm 2009 đã cấp được 2.716 giấy đưa tổng số được cấp lên 18.952/22.479 giấy, đạt 84,2%.
Công tác vệ sinh môi trường thường xuyên được quan tâm, tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn thực hiện đề án xã hội hóa thu gom rác thải, vệ sinh môi trường tại các phường xã. Tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn, xác nhận 28 Bản cam kết Bảo vệ môi trường và 05 Đề án Bảo vệ môi trường. Triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại xâ Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà.

3. Những lợi thế và hạn chế trong quá trình phát triển của thành phố
3.1 Những lợi thế
a. Lợi thế về vị trí địa lý kinh tế: Thành phố Hà Tĩnh là đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A xuyên Việt, là nơi giao nhau của các tuyến đường như: tỉnh lộ 3,tỉnh lộ 4, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 17, gần đường biển, cảng Cửa Sót. Đây là điểm hội tụ nhiều thuận lợi co Hà Tĩnh mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước và với các nước trong khu vực.
b. Lợi thế là trung tâm tỉnh lỵ- một trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh
Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị- kinh tế, văn hóa- xã hội, khoa học- kỹ thuật của tỉnh- nơi tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh, là địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh. Thành phố Hà Tĩnh đang được định hướng phát triển thành trung tâm thương mại- dịch vụ lớn trong khu vực miền Trung và trên hành lang kinh tế Đông Tây
c. Lợi thế về cơ sở hạ tầng
Là trung tâm tỉnh lỵ, cơ sở hạ tầng thành phố Hà Tĩnh được đầu tư nên tương đối hoàn thiện so với các địa phương khác trong tỉnh. Mạng lưới giao thông, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng được chú trọng mở rộng, hiện đại hóa; hệ thống điện, cấp thoát nước được nâng cấp cải tạo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất và thu hút đầu tư. Hà Tĩnh còn là nơi tập trung các công trình hạ tầng xã hội mang ý nghĩa toàn tỉnh như Nhà văn hóa trung tâm, bảo tàng, các khu công viên, văn hoá, thể thao, du lịch…
d. Lợi thế về nguồn nhân lực
Địa bàn thành phố là nơi tập trung đông đội ngũ khoa học kỹ thuật của tỉnh; tống số dân của thành phố năm 2009 là 117 546 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, cao hơn so với các huyện thị khác. Chủ yếu là nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo kiến thức và nhiệt huyết. đậy chính là nguồn nội lực quan trọng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố.
3.2. Những hạn chế
Sự phát triển của thành phố chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí, vai trò của một trung tâm tỉnh lỵ. kinh tế phát triển với tốc độ cao nhưng chưa toàn diện và chưa ổn định. Phát triển công nghiệp chưa có những bứt phá mạnh, chưa phát huy được vai trò trở thành ngành kinh tế động lực. Khu vực dịch vụ phát triển nhanh, chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế nhưng chất lượng chưa cao, mạng lưới các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập. Hệ thống giao thông phát triển chưa đồng bộ, vấn đề nhựa hóa giao thong, hệ thống cấp, thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, kiến trúc đô thị… còn nhiều hạn chế chưa tạo được môi trường hấp dẫn đầu tư.
Chương 2. Hiện trạng môi trường thành phố Hà tĩnh
1. Hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn
1.1 Hiện trạng phát sinh chất thải rắn
a. Rác thải sinh hoạt:
Chiếm tỉ trọng lớn nhất, được thải ra từ các hộ gia đình, các cơ quan, trường học, các khu du lịch- dịch vụ, chợ, đường phố, bến xe… Các chất thải chủ yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các công trình vệ sinh…
Tính đến năm 2009, dân số toàn thành phố Hà Tĩnh là 117 546 người. Tổng lượng rác thải phát sinh trong thành phố là 55 tấn/ ngày đêm. Lượng phát thải bình quân hằng ngày là 0,47 kg/người.ngày. Do mật độ dân số giữa các phường trong thành phố là không đều nên khối lượng và thành phần rác thải ở các phường cũng khác nhau dẫn đến khó khăn trong công tác lựa chọn và phân vùng, phân tuyến cho công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.
b. Rác thải công nghiệp:
Theo niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2009, các cơ sở kinh doanh họat động trên địa bàn thành phố là 560 doanh nghiệp, trong đó rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, đối với mỗi loại hình sẽ tạo ra một nguồn chất thải tương ứng. Nhìn chung, chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động công nghiệp ở Thành phố Hà tĩnh ước tính khoảng 10-20% tổng lượng rác thải sinh họat, tức là 11 tấn/ ngày đêm, song cho tới nay loại chất thải này vẫn chưa được thu gom và quản lý tốt, chủ yếu được các chủ doanh nghiệp tái sử dụng hay hợp đồng với công ty môi trường thu gom.
c. Rác thải y tế
Trên địa bàn Thành phố có 7 bệnh viện gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (500 giường), Bệnh viện y học cổ truyền (trên 200 giường), Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng (100 giường), Bệnh viện đa khoa Thành phố (200 giường), Bệnh viện An Hoà Phát (200 giường), Bệnh viện Ngọc Linh (250 giường). Ngoài ra còn có 10 trung tâm y tế chuyên sâu trực thuộc Sở y tế Hà Tĩnh, 8 phòng khám tư; các phường, xã đều có trạm y tế với 70% đạt chuẩn quốc gia. Theo điều tra cho thấy, lượng chất thải rắn không nguy hại khoảng 1-2 kg/ngày đêm, lượng chất thải rắn nguy hại khoảng 200-400kg/ ngày đêm.
d. Rác thải phát sinh trong một số lĩnh vực khác
- Lượng chất thải rắn phát sinh từ thương mại, du lịch chiếm 1% tổng chất thải rắn sinh hoạt. Tức 0,55 tấn/ ngày đêm.
- Lượng chất thải rắn phát sinh từ các khu công cộng chiếm 10% tổng chất thải rắn sinh hoạt. Tức 5,5 tấn/ ngày đêm.
- Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động xây dựng chiếm 20% tổng chất thải rắn sinh hoạt. Tức 11 tấn/ ngày đêm.
Vậy tổng lượng chất thải phát sinh trên thành phố Hà Tĩnh trong một ngày vào khoảng 72 tấn/ ngày.
1.2 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Theo thông tin về quản lý chất thải rắn của Công ty TNHH một thành viên Quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh, lượng rác thu gom hàng ngày là khoảng 68tấn/ ngày đêm, tức là thu gom được khoảng 94% lượng rác thải phát sinh. Chất thải được thu gom bằng các xe đẩy tay, chuyển về các địa điểm tập kết rác quy định và sau đó chuyển sang các xe ép cuốn rác và đưa về tập kết tại bãi rác Đập Chùa( phường Văn Yên) cách thành phố 3km. Tần suất thu gom là 1lần/1ngày đối với khu vực nội thành và 1lần/2ngày đối với khu vực ngoại thành. Công ty quản lý công trình đô thị thu gom rác trong các xe ép cuốn rác được chuyên chở trực tiếp đến bãi chôn lấp chất thải rắn của Thành phố nằm trên diện tích 2,2 ha, diện tích ô chôn lấp 1,9 ha, sâu 4,9m. Đây là bãi chôn lấp hợp vệ sinh vừa chìm vừa nổi, có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác đảm bảo TCVN 5945-2005 nay là QCVN 24:2009( Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp). Bãi chôn lấp được thiết kế theo TCVN-261-2001/BXD( Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế). Hiện tại bãi chôn lấp Đập Chùa đã sử dụng được 110 tháng và đến hết năm 2010 là hết công suất sử dụng, thành phố đang tìm hướng đi để xử lý rác thải trong năm 2011.

Tình hình trang thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty Quản lý môi trường đô thị
Tên/loại thiết bị Nước sản xuất Năm sản xuất Số lượng Công suất Đánh giá hiệu quả sủ dụng
Tốt Trung bình Kém
Xe gom rác đẩy tay 350l Việt Nam 2008 220 350l x
Thùng đựng rác công cộng Việt Nam 2008 1500 240l x
Xe ép rác Nissan Nhật 1989 1 8 m3 x
Xe ép rác Hino Nhật 2004 1 8 m3 x
Xe ép rác Hino Nhật 2008 3 8 m3 x
Xe ép rác Hino Nhật 2009 2 8 m3 x
Xe ben Trung Quốc 2005 1 2 tấn x
Xe ben Nhật 2008 1 4 tấn x
Số công nhân thu gom, vận chuyển, xử lý là 78 người
b. Đối với chất thải rắn nguy hại:
Đối với chất thải rắn nguy hại công nghiệp chưa được thu gom và xử lý riêng mà đang trộn lẫn với các loại rác thải khác. Trong thời gian tới Thành phố cần có phương án xử lý kịp thời
Đối với chất thải rắn y tế: việc phân loại rác thải tại các cơ sở cơ bản đã được thực hiện, tuy nhiên việc xử lý chất thải y tế còn nhiều bất cập. Trên địa bàn Thành phố chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh được đầu tư lò đốt với công suất 4 tấn/ ngày đêm. Lò đốt công nghệ Đức, tương đối hiện đại. Bệnh viện Lao và Phổi cũng có lò đốt công suất 15 kg/h, lắp đặt năm 2007. Bệnh viện đa khoa thành phố, các trung tâm y tế ở phường, xã có hợp đồng xử lý rác thải y tế với bệnh viện Đa khoa tỉnh.

2.Hiện trạng môi trường không khí
2.1 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
- Hoạt động giao thông vận tải đô thị: các loại phương tiện giao thông lưu hành trên đường đã sinh ra các chất ô nhiễm như: bụi, CO2, SO2, CO, NOx, hơi xăng, dầu, tiếng ồn.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở nằm xen kẽ trong khu dân cư.
- Nguồn thải từ sinh hoạt của dân cư: tuy lượng phát thải không lớn nhưng có khả năng gây ô nhiễm cục bộ
- Hoạt động xây dựng: xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhà ở, sửa chữa và nâng cấp hệ thống giao thông đếu gây ô nhiễm rất lớn, đặc biệt là bụi, tiếng ồn, có khả năng gây ô nhiễm cục bộ
2.2 Chất lượng môi trường không khí:

STT Thông số ĐVT Kết quả QCVN 05:2009/BTNMT
Trung bình 1h
K1 K2 K3 K4 K5
1 Độ ồn dB 66 67 68 81 89 75(TCVN 5949:1998)
2 CO µg/m3 2100 450 1100 4700 1100 30000
3 SO2 µg/m3 120 29 210 210 180 350
4 NO2 µg/m3 20 26 25 112 54 200
5 Bụi≤10 µm µg/m3 274 236 127 420 205 300
(Trung tâm QT&KT môi trường Hà Tĩnh, 12/2009)

Ghi chú: vị trí lấy mẫu
K1: xã Thạch Đồng.
K2: Cầu Đông, phường Thạch Linh, có tọa độ theo hệ tọa độ Quốc gia VN2000: X= 2028327, Y=0539578.
K3: Quốc lộ 1A, gần Cầu Cày.
K4: Cầu Nủi. có tọa độ theo hệ tọa độ Quốc gia VN2000: X2025809, Y=596406
K5: Giao nhau ở ngã ba Cầu Phủ. Mẫu được lấy lúc 10h45 phút
Qua kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và TCVN 5949:1998. Nhìn chung hiện trạng môi trường không khí của thành phố vẫn chưa có dấu hiệu ô nhiễm. Tuy nhiên, ở các nút giao thông quan trọng, tiếng ồn và nồng độ khí độc thường tập trung cao( xấp xỉ và vượt tiêu chuẩn).

3. Hiện trạng chất lượng và vấn đề cấp, thoát nước
3.1 Hiện trạng chất lượng nước
a. Nước mặt
Thành phố Hà Tĩnh có tổng trữ lượng nước mặt lớn, phân bố khá đều trên thành phố. Ngoài nguồn nước từ sông Cày, hệ thống sông Già, sông Kênh Cần hợp lưu với sông Nghèn tại xã Tùng Lộc rồi đổ vào sông Đò Điệm tại Hộ Độ, sông Rào Cái ở phía nam đổ vào sông Đồng Môn hợp lưu với sông Hộ Độ tại ngã ba Thạch Hạ rồi đổ vào sông Cửa Sót, và các khe suối, Hà Tĩnh còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và cấp nước sinh hoạt như: hồ Kẻ Gỗ, hồ Bộc Nguyên…. Ngoài ra, ở Hà Tĩnh còn có hệ thống kênh mương, ao hồ với vai trò chủ yếu là cấp nước cho tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt:
TT Thông số ĐVT Kết quả QCVN 08:2008/BTNMT
(cột B1)
M1 M2 M3
1 Nhiệt độ 0C 25 26,5 23,6 -
2 pH Thang pH 7,1 6,1 6,5 5,5-9
3 DO mg/l 5,9 6,0 5,7 ≥4
4 Độ dẫn µS/cm 8.780 2.670 3.410 -
5 Độ đục NTU 13 15 19 -
6 TDS mg/l 4.760 1.320 1.780 -
7 SS mg/l 11 17 35 50
8 BOD5 mg/l 11 17 9,1 15
9 COD mg/l 19 18 23 30
10 NO3-(tính theo N) mg/l 0,58 0,78 0,46 10
11 NH4+( tính theo N) mg/l 0,13 0,27 0,14 0,5
12 PO43- theo P) mg/l 0,06 0,09 0,05 0,3
13 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,09 0,12 0,12 0,4
14 Coliform MNP/100ml 2.300 9.000 5.100 7.500
15 Fe mg/l 0,27 0,27 0,17 1,5
16 Zn mg/l 0,10 0,18 0,06 1,5
17 Pb mg/l 0,005 0,006 0,002 0,05
18 Cd mg/l 0,0006 0,0003 0,0006 0,01
19 Hg mg/l <0,0002 0,0002 <0,0002 0,001
20 As mg/l 0,008 0,01 0,004 0,05
(Trung tâm QT&KT môi trường Hà Tĩnh, 12/2009)
Ghi chú: vị trí lấy mẫu
M1: Nước mặt hồ thuộc địa bàn xóm Trung, xã Thạch Hạ. Có tọa độ theo hệ tọa độ Quốc gia VN2000: X=2034217, Y=540494
M2: Nước mặt hồ thuộc địa bàn khối 10, phường Đại Nài. Có tọa độ theo hệ tọa độ Quốc gia VN2000: X=2026629, Y=545439
M3: Nước mặt sông Cày tại chân cầu Cày

Qua kết quả phân tích mẫu nước mặt trên địa bàn thành phố so sánh với giá trị giới hạn cột B1 của QCVN 08:2008/BTNMT, cho thấy: Hầu hết các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép, nhìn chung chất lượng nước mặt trên toàn thành phố vẫn đảm bảo cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp. Tuy nhiên do một số mẫu nước được lấy tại các hồ nước đọng nên một số chỉ tiêu như BOD5, COD và Coliform đã vượt so với giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, đối với chất lượng nước mặt trên sông Cày do ảnh hưởng của thủy triều nên có độ muối cao hơn, vì vậy chỉ có thể phục vụ cho mục đích giao thông hoặc nuôi trồng thủy sản nước mặn.
b. Nước ngầm:
Theo số liệu điều tra khảo sát thủy văn Hà Tĩnh không đầy đủ, thì nguồn nước ngầm của thành phố có 2 nguồn gốc chính đó là nước khe nứt ( nước mạch) và ổ nước ( nước lỗ hổng) trong lòng đất. Nước lỗ hổng phân bố rất hạn chế và có thể thấy ở 2 dải cơ bản. Dải thứ nhất chạy sát biển gồm các thành bở rời được tạo nên do các trầm tích sông. Trong dải này có một phần do các cồn cát ở Nghi Xuân là nước ngọt, còn hầu hết là nước mặn. Các mạch nước ngọt phân bố chủ yếu ở độ sâu 10-12m, xuống sâu nước bị mặn. Dải thứ 2 dọc theo các thung lũng sông Ngàn Sâu. Các thành tạo bở rời ở đây chủ yếu là aluvi và proluvi nên có trữ lượng nước khá. Nhưng do các sông nhỏ nên diện tích phân bố và bề dày của các thành tạo lỗ hổng không lớn. Nước khe nứt rất phổ biến ở Hà Tĩnh. Đá chứa nước bao gồm trầm tích lục nguyên có tuổi từ Neogen đến Silua- Ocdovic, các thành tạo phun trào, các macma xâm nhập. Mức độ chứa nước phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ của đá. Nước khe nứt nhìn chung có chất lượng tốt.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm:


TT Thông số ĐVT Kết quả QCVN 09:2008/BTNMT
N1 N2 N3
1 Nhiệt độ 0C 26 25 24,4 -
2 pH Thang pH 7,2 7,0 7,5 5,5-8,5
3 Độ dẫn µS/cm 2098 483 754 -
4 TDS mg/l 1075 229 366 -
5 Độ cứng( theo CaCO3) mg/l 620 164 120 500
6 TSS mg/l 1120 245 390 1500
7 NO3-(tính theo N) mg/l 0,06 0,04 0,02 0,1
8 NH4+( tính theo N) mg/l 10 3,5 5,7 15
9 SO42- mg/l 90 24 38 400
10 F- mg/l 0,27 0,08 0,16 1,0
11 Cl mg/l 178 43 71 250
12 Fe mg/l 0,39 0,55 0,32 5
13 Mn mg/l 0,07 0,38 0,19 0,5
14 Coliform MNP/100ml 0 12 3 3
15 Cu mg/l 0,01 0,02 0,01 1,0
16 Pb mg/l 0,003 0,001 0,001 0,01
17 Cd mg/l 0,0006 0,0002 0,001 0,005
18 Hg mg/l 0,0002 <0,0002 <0,0002 0,001
19 As mg/l 0,005 0,008 0,006 0,05
(Trung tâm QT&KT môi trường Hà Tĩnh,12/2009)
Ghi chú: vị trí lấy mẫu:
N1: Nước giếng khoan hộ dân Phạm Ngân, xóm Bắc Phú, xã Thạch Trung
N2: Nước giếng đào hộ dân Nguyễn Huy Quang, khối 6, phường
Đại Nài. Có tọa độ: X=2026566, Y= 543553
N3: Nước giếng khoan hộ dân Nguyễn Đình Hưng, khối 8, phường Đại Nài. Có tọa độ: X=2026390, Y=5442359

Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm trên một số địa bàn thuộc thành phố Hà Tĩnh cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. Nhìn chung, chất lượng nước ngầm trên toàn thành phố tương đối tốt, riêng 02 mẫu nước tại phường Đại Nài có hàm lượng Coliform tương đối cao, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân hoặc do ảnh hưởng bởi nguồn nước mặt trên sông, ao hồ đã làm cho các chất gây ô nhiễm thấm sâu vào môi trường nước ngầm.
c. Nước thải: Thành phố Hà Tĩnh chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải được đổ ra hệ thống thoát nước và các mương nước, ao hồ, sông suối. Trong nước thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm như các chất rắn, các chất hữu cơ, Nitơ tổng, Phốt pho tổng, vi khuẩn gây bệnh…
3.2. Hiện trạng cấp, thoát nước
a. Hiện trạng cấp nước:
Thành phố Hà Tĩnh được cấp nước từ 2 nguồn chính đó là Hồ Kẻ Gỗ( huyện Cẩm Xuyên) có sức chứa 350 triệu m3 nước, được sử dụng cho mục đích phục vụ thủy lợi là chính, cung cấp nước cho một số huyện, thị trong tỉnh phục vụ nông nghiệp. Hồ Bộc Nguyên có dung tích chứa 24 triệu m3 nước, trong giai đoạn đầu cũng làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới tiêu cho các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà. Nhưng sau đó hồ được chuyển đổi mục đích sử dụng sang cung cấp nước sinh hoạt cho Thành phố Hà Tĩnh với công suất 17000 m3/ ngày đêm
b. Hiện trạng thoát nước:
Thành phố Hà Tĩnh hiện nay đang dùng hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải sinh hoạt) nước thoát được thu gom và thoát vào hào thành, mương, hồ và kênh thủy lợi và đổ ra sông chính. Hiện nay hệ thống chủ yếu bố trí trên các đường giao thông chính còn trong khu dân cư hầu như chưa có hệ thống thu gom nước thải. Hệ thống thoát nước của thành phố chỉ đạt 57% các tuyến đường có cống hệ thống thoát nước chung của thành phố không đủ vì quy mô nhỏ, lại trong tình trạng hoạt động kém do không được duy tu, bảo dưỡng và quá tải do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, nhiều cống xây dựng không đúng kích cỡ và xây dựng không đủ vận tốc tự làm sạch, ở một vài nơi cống bị tách rời khỏi hệ thống thoát chính. Vì vậy, hiện trạng ngập úng diễn ra khá phổ biến mỗi khi trời mưa to, điển hình là các đoạn đường như: Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng… Các công trình xây dựng ở cao độ +2,0m thường xuyên bị ngập ở mức lũ P=50%.

4. Hiện trạng môi trường đất
4.1. Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 5654,76 ha. Trong đó: diện tích đất nông nghiệp là 3120,49 ha; Đất phi nông nghiệp là 2150,69 ha; Đất chưa sử dụng là 383,58 ha.
4.2. Hiện trạng môi trường đất:
Môi trường đất ở Thành phố Hà Tĩnh đang có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: do chất thải rắn không được thu gom xử lý mà bị vứt bừa bãi hoặc chôn lấp không đúng quy định. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, các chất ô nhiễm sẽ thẩm thấu xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất
Thứ hai: Thành phố đang trong quá trình phát triển, việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng là không thể tránh khỏi. Đến nay, diện tích đất bị thu hồi ở Hà Tĩnh ước gần 10 ngàn ha. Trong đó, 80% diện tích thuộc loại đất hai lúa. Tuy nhiên, việc chuyển đổi mục đích sử dụng này đang làm cho nguy cơ môi trường đất bị suy thoái rất cao do việc quy hoạch sử dụng đất không hợp lý, các dự án “treo” ngày càng mọc lên như nấm.
Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất:

TT Chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả QCVN 03:2008/BTNMT
(đất nông nghiệp)
Đ1 Đ2 Đ3
1 pHKCl Thang pH 5,0 5,4 5,6 -
2 Cu mg/kg 21,5 31,4 32,5 50
3 Cd mg/kg 0,67 0,65 0,49 2
4 As mg/kg 11,5 6,5 9,8 12
5 Pb mg/kg 24,0 22,3 23,4 70
6 Zn mg/kg 59 98 96 200
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh, 12/2009)
Ghi chú: vị trí lấy mẫu
Đ1: mẫu đất tại ruộng lúa xóm Bắc Phú, xã Thạch Trung.
Đ2: mẫu đất tại ruộng lúa của hộ dân Nguyễn Đình Phúc, phường Đại Nài.
Đ3: mẫu đất tại ruộng lúa hộ dân Lê Hữu Hạnh thuộc đồng Văn Phúc, phường Văn Yên.

Qua kết quả phân tích cho thấy chất lượng đất nông nghiệp trên một số địa bàn của thành phố đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 03:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, đối với đất nông nghiệp. Nhìn chung chất lượng môi trường đất nông nghiệp trong thành phố chưa có dấu hiệu ô nhiễm và đảm bảo cho mục đích sản xuất nông nghiệp.
5.Các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển của đô thị:
Quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hà Tĩnh đã góp phần tạo bước phát triển đột phá về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật dịch vụ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động theo hướng sản xuất hàng hoá. Kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp; diện mạo nông thôn và đời sống tinh thần của người dân ngày càng phong phú và khởi sắc.
Bên cạnh những mặt trái do nguyên nhân khách quan, những khó khăn của nền kinh tế tỉnh nhà đang trong quá trình chuyển đổi và hạn chế trong quản lý, điều hành, đô thị hóa đã và đang phát sinh những vấn đề bức xúc, liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cần được nhận thức đúng và giải quyết hợp lý.
Trước tiên phải kể đến tình trạng nông dân mất đất canh tác do thu hồi phục vụ các chương trình, dự án, khu công nghiệp và mở rộng hạ tầng đô thị. Đến nay, diện tích đất bị thu hồi ở Hà Tĩnh ước gần 10 ngàn ha. Trong đó, 80% diện tích thuộc loại đất hai lúa, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng và quý giá bao đời của người dân nông thôn, nền tảng đảm bảo an ninh lương thực của địa phương bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm “ngồi chơi xơi nước” và tiêu tiền trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Cuộc sống của hàng vạn hộ nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền đền bù tái định cư. Những người nông dân một đời quen với ruộng vườn, với hạt lúa củ khoai, bây giờ không có đất để canh tác, không nghề nghiệp. Sự nhàn rỗi cộng với số tiền đền bù khá cao, tạo cho họ một cuộc sống sung túc tạm thời, làm cho họ có ảo tưởng mình là một tỷ phú, từ đó thỏa sức tiêu tiền mà không nhận ra mình đang phung phí chính nguồn sống của tương lai. Sự đổi đời, giàu lên một cách nhanh chóng cộng với sự nhàn rỗi trong môi trường mới mẻ, nhiều cạm bẫy cũng đã tạo cơ hội không thể tốt hơn cho các tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên.
6. Nguyên nhân: môi trường thành phố Hà Tĩnh đang dần bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân: do bùng nổ dân số trên cả nước nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng; do quá trình đô thị hóa quá nhanh dẫn đến cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp, hệ thống xử lý chất thải còn yếu kém; là một thành phố mới nên trong quá trình quy hoạch chưa có sự đồng bộ, phối hợp, lồng ghép giữa quá trình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; hệ thống quản lý môi trường của thành phố thiếu đồng bộ và còn lỏng lẻo. Ngoài ra do ý thức của người dân còn hạn chế, nhiều người vẫn còn quan niệm “sạch nhà ta, mặc kệ nhà hàng xóm” nên việc hình th
thaopolime
thaopolime

Nữ
Tổng số bài gửi : 3
Age : 33
Đến từ : ha tinh
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : truong dai hoc tai nguyen va moi truong ha noi
Points : 7
Reputation : 1
Registration date : 03/12/2010

Về Đầu Trang Go down

hiện trạng chất lượng môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và tài nguyên đất Empty Re: hiện trạng chất lượng môi trường ở thành phố Hà Tĩnh và tài nguyên đất

Bài gửi by Admin 10/12/2010, 2:03 pm

Có rất nhiều thông tin bổ ích cho những ai đang làm dự án ở đây! Goodjob!
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết