Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 19 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 19 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Xử lý nước thải tái chế giấy

Go down

Xử lý nước thải tái chế giấy Empty Xử lý nước thải tái chế giấy

Bài gửi by aquazur 1/7/2014, 9:54 am

Tóm tắt: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, bộ mặt nông thôn cũng có nhiều đổi mới do có sự đóng góp của kinh tế các làng nghề. Bên cạnh thành tựu về kinh tế, làng nghề đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng về mặt môi trường.
Theo dự báo, ô nhiễm nước ở các làng nghề sẽ còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời và kiên quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật. Bài báo này trình bày về một trong những giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm nước tại các làng nghề chế biến giấy, đó là "Sáng kiến xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy với giá thành phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân". Kết quả đưa ra hệ thống xử lý nước với hiệu suất tốt, dễ vận hành, bảo quản và có giá thành rất phù hợp với túi tiền của người lao động ở các làng nghề chế biến giấy.
I. Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường của không ít làng nghề suy thoái trầm trọng và tùy theo loại hình sản xuất mà môi trường ở các làng nghề chịu sự ô nhiễm khác nhau. Hiện nay, việc xử lý ô nhiễm môi trường nói chung và xử lý ô nhiễm môi trường nước nói riêng đã và đang được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nhằm đưa ra giải pháp thích hợp xử lý ô nhiễm.
Trong các công đoạn của công nghệ tái chế giấy, nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chưa nhiều hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi. Nước thải thường chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 - 600 mg/l.
Theo các kết quả khảo sát cho thấy, nước thải sản xuất tại các làng nghề có COD, BOD5, SS vượt TCVN từ 1,5 - 15 lần.
Trong số các làng nghề tái chế giấy có làng nghề Dương Ổ và Phú Lâm ở Bắc Ninh là hai làng nghề có quy mô sản xuất lớn. Tổng khối lượng nước thải lên tới 3500 m3/ngày. Hàng ngày đã thải vào nguồn nước mặt khoảng 1.450 - 3000 kg COD và 3000 kg bột giấy.
Tại các làng nghề tái chế giấy này, công nhân và người lao động bị mắc các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da và thần kinh rất cao. Ví dụ như tại xã Phong Khê ( Bắc Ninh), tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp ngoài da, đường ruột có xu hướng tăng nhanh, nếu như năm 2001 mới chỉ có khoảng 200 người mắc bệnh thì năm 2004 đã có gần 400 người. Đây thực sự là hồi chuông báo động về sức khỏe người dân làng nghề.
Trước thực trạng như vậy, việc các nhà khoa học, các chuyên gia phải đi vào nghiên cứu các phương án kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân làng nghề chế biến giấy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Vũ Chí Cường làm chủ nhiệm đề tài, cố vấn PGS. TS Trần Hồng Côn đã đề xuất và đưa ra được một hệ thống xử lý nước thải mini tại làng nghề chế biến giấy, với hiệu suất xử lý cao, giá cả vận hành và bảo dưỡng phải chăng dựa trên phương pháp sinh học.
II. Quy trình công nghệ
Các loại nước thải của làng nghề tương đối đa dạng. Đối với nước thải làng nghề chế biến giấy (chủ yếu là tái chế giấy để làm giấy vệ sinh), dòng dịch đen không nhiều trong dòng thải chung, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Vũ Chí Cường làm chủ nhiệm đề tài, cố vấn là PGS.TS Trần Hồng Côn đã đề xuất thiết kế và chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước thải mini của làng nghề giấy như sau:

Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mini của làng nghề gỗ và giấy.
Ở đây có thể chia thành 3 trường hợp khác nhau:
+ Trường hợp 1: Nước thải không có màu: Nước thải từ dây chuyền chế biến giấy chưa qua xử lý được đưa vào bể khuấy I tại đây ta cho vào chất để trung hòa kiềm là axit H2SO4 và một số chất xúc tác khác. Tại đây nhờ lực ly tâm và trọng lượng nên phần chất thải rắn được lắng xuống và tháo ra ngoài, phần nước được tràn qua bể keo tụ II. Tại bể II những chất rắn lơ lửng (SS) và chất hữu có dễ phân hủy BOD được keo tụ lại và phần nước được tràn sang bể lắng III. Tại bể lắng III bùn sơ sợi được tháo ra để tái sử dụng còn nước tháo ra ao, hồ đạt tiêu chuẩn B theo QCVN 14: 2008/BTNMT.
+ Trường hợp 2: Nước thải có màu thì tại bể I ta cho thêm cacbon hoạt tính để hấp phụ màu và một số phụ gia khác và quá trình tương tự như trên.
+ Trường hợp 3: Nước thải có màu và hàm lượng tinh bột cao (COD cao) thì ta cần có thêm sơ đồ sau đây để tiếp tục xử lý sau khi ra khỏi bể III:

Hình 2: Sơ đồ xử lý nước thải bổ sung khi có màu và hàm lượng tinh bột cao (COD cao)
Tại bể IV ta bổ sung vi chất và sục không khí, tại đây hàm lượng tinh bột sẽ bị xử lý sau đó nước tiếp tục được tràn vào bể V. Tại bể V bùn vi sinh lắng xuống dưới và được thải ra ngoài, một phần nước dưới đáy được bơm quay vòng về bể vi sinh hiếu khí IV. Nước sau bể V thải ra ngoài đạt tiêu chuẩn B.
Điều quan trọng là các vật liệu và thiết bị trên đây có thể xem là đơn giản và rẻ tiền nhất trong các phương án công nghệ xử lý nước thải ở dạng mini, người dân có thể tự làm được dưới sự hướng dẫn của nhóm chuyên gia. Mặt khác, nhưng thiết bị này có thể làm bánh xe để di chuyển cơ động khi thay đổi mặt bằng hoặc thay thế dễ dàng. Loại vật liệu để chế tạo các bể mini cơ động này có thể là thép CT3 theo nguyên tắc xếp chồng, hoặc có thể xây bể bằng gạch trong trường hợp diện tích mặt bằng lớn và hệ thống xử lý cố định. Đồng thời trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí để chế tạo có thể hợp khối các bể xử lý lại với nhau rất đơn giản mà lại đạt hiệu quả về mặt kinh tế.
Hiện nay, sáng kiến áp dụng hệ thống này cho việc xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trong đề tài cấp Bộ mang tên "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước thải, bụi và khí thải cho các làng nghề chế biến gỗ, giấy" do Tiến sĩ Vũ Chí Cường làm chủ nhiệm và dự kiến sẽ áp dụng xử lý cho các cơ sở chế biến giấy tại làng nghề Đào Xá (Bắc Ninh).
III. Kết luận
Tại các làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mặt bằng sản xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học. Điều kiện và môi trường lao động rất đáng lo ngại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt và hóa chất, nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. Môi trường sống đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Sức khỏe người lao động và dân cư đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường. Bệnh tật phổ biến tại các làng nghề là viêm phế quản - phổi, dị ứng ngoài da, đau mắt, đau lưng, đau cột sống, đau bụng hội chứng dạ dày, phụ khoa ... Việc đưa ra quy trình công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy với quy mô nhỏ sẽ góp phần giúp giảm thiểu ô nhiễm tại đây, cải thiện một cách đáng kể chất lượng cuộc sống của người lao động. Việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng một hệ thống mini như thế này không phải quá khó đối với mỗi người dân bình thường. Ngoài ra chi phí đầu tư cho mỗi hệ thống không hề đắt, rất phù hợp với túi tiền của người dân mà hiệu suất xử lý không hề thấp. Trong tương lai gần, nếu hệ thống này được áp dụng một cách rộng rãi tại các làng nghề chế biến giấy sẽ góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề truyền thống này.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008, "Môi trường làng nghề Việt Nam", Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, Làng nghề Việt Nam và Môi trường - NXB KHoa học và Kỹ thuật, 2005.
3. Trần Hồng Côn, Đồng Kim Loan, Công nghệ xử lý khí thải, NXB Khoa học kỹ thuật, 2009.
4. Vũ Thị Thanh Hương, Nghiên cứu các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề tái chế giấy, Dự án hợp tác với Cộng hòa Séc và Canada, 2007...

Tác giả: TS. Vũ Chí Cường - KS. Trần Ngọc Hương. Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí "Tài nguyên nước"
[/b][/b]
avatar
aquazur
Lắng thứ cấp
Lắng thứ cấp

Tổng số bài gửi : 144
Points : 1711
Reputation : 22
Registration date : 09/05/2008

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải tái chế giấy Empty Re: Xử lý nước thải tái chế giấy

Bài gửi by aquazur 1/7/2014, 10:01 am

Sáng kiến xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy với giá thành phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân. TS Vũ Chí Cường, KS. Trần Ngọc Hương
Tóm tắt: Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, bộ mặt nông thôn cũng có nhiều đổi mới do có sự đóng góp của kinh tế các làng nghề. Bên cạnh thành tựu về kinh tế, làng nghề đã và đang gây ra các hậu quả nghiêm trọng về mặt môi trường.
Theo dự báo, ô nhiễm nước ở các làng nghề sẽ còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời và kiên quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật. Bài báo này trình bày về một trong những giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm nước tại các làng nghề chế biến giấy, đó là "Sáng kiến xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy với giá thành phù hợp với mức thu nhập trung bình của người dân". Kết quả đưa ra hệ thống xử lý nước với hiệu suất tốt, dễ vận hành, bảo quản và có giá thành rất phù hợp với túi tiền của người lao động ở các làng nghề chế biến giấy.
I. Giới thiệu
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường của không ít làng nghề suy thoái trầm trọng và tùy theo loại hình sản xuất mà môi trường ở các làng nghề chịu sự ô nhiễm khác nhau. Hiện nay, việc xử lý ô nhiễm môi trường nói chung và xử lý ô nhiễm môi trường nước nói riêng đã và đang được rất nhiều các nhà khoa học quan trâm nhằm đưa ra giải pháp thích hợp xử lý ô nhiễm.
Trong các công đoạn của công nghệ tái chế giấy, nước thải công đoạn ngâm, tẩy, nghiền trong tái chế giấy chiếm khoảng 50% tổng lượng thải, chưa nhiều hóa chất như xút, nước giaven, phèn, nhựa thông, phẩm màu, xơ sợi. Nước thải thường chứa nhiều bột giấy, lượng cặn có thể lên tới 300 - 600 mg/l.
Theo các kết quả khảo sát cho thấy, nước thải sản xuất tại các làng nghề có COD, BOD5, SS vượt TCVN từ 1,5 - 15 lần.
Trong số các làng nghề tái chế giấy có làng nghề Dương Ổ và Phú Lâm ở Bắc Ninh là hai làng nghề có quy mô sản xuất lớn. Tổng khối lượng nước thải lên tới 3500 m3/ngày. Hàng ngày đã thải vào nguồn nước mặt khoảng 1.450 - 3000 kg COD và 3000 kg bột giấy.
Tại các làng nghề tái chế giấy này, công nhân và người lao động bị mắc các bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da và thần kinh rất cao. Ví dụ như tại xã Phong Khê ( Bắc Ninh), tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp ngoài da, đường ruột có xu hướng tăng nhanh, nếu như năm 2001 mới chỉ có khoảng 200 người mắc bệnh thì năm 2004 đã có gần 400 người. Đây thực sự là hồi chuông báo động về sức khỏe người dân làng nghề.
Trước thực trạng như vậy, việc các nhà khoa học, các chuyên gia phải đi vào nghiên cứu các phương án kỹ thuật phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân làng nghề chế biến giấy, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Vũ Chí Cường làm chủ nhiệm đề tài, cố vấn PGS. TS Trần Hồng Côn đã đề xuất và đưa ra được một hệ thống xử lý nước thải mini tại làng nghề chế biến giấy, với hiệu suất xử lý cao, giá cả vận hành và bảo dưỡng phải chăng dựa trên phương pháp sinh học.
II. Quy trình công nghệ
Các loại nước thải của làng nghề tương đối đa dạng. Đối với nước thải làng nghề chế biến giấy (chủ yếu là tái chế giấy để làm giấy vệ sinh), dòng dịch đen không nhiều trong dòng thải chung, nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Vũ Chí Cường làm chủ nhiệm đề tài, cố vấn là PGS.TS Trần Hồng Côn đã đề xuất thiết kế và chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước thải mini của làng nghề giấy như sau:

Hình 1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mini của làng nghề gỗ và giấy.
Ở đây có thể chia thành 3 trường hợp khác nhau:
+ Trường hợp 1: Nước thải không có màu: Nước thải từ dây chuyền chế biến giấy chưa qua xử lý được đưa vào bể khuấy I tại đây ta cho vào chất để trung hòa kiềm là axit H2SO4 và một số chất xúc tác khác. Tại đây nhờ lực ly tâm và trọng lượng nên phần chất thải rắn được lắng xuống và tháo ra ngoài, phần nước được tràn qua bể keo tụ II. Tại bể II những chất rắn lơ lửng (SS) và chất hữu có dễ phân hủy BOD được keo tụ lại và phần nước được tràn sang bể lắng III. Tại bể lắng III bùn sơ sợi được tháo ra để tái sử dụng còn nước tháo ra ao, hồ đạt tiêu chuẩn B theo QCVN 14: 2008/BTNMT.
+ Trường hợp 2: Nước thải có màu thì tại bể I ta cho thêm cacbon hoạt tính để hấp phụ màu và một số phụ gia khác và quá trình tương tự như trên.
+ Trường hợp 3: Nước thải có màu và hàm lượng tinh bột cao (COD cao) thì ta cần có thêm sơ đồ sau đây để tiếp tục xử lý sau khi ra khỏi bể III:

Hình 2: Sơ đồ xử lý nước thải bổ sung khi có màu và hàm lượng tinh bột cao (COD cao)
Tại bể IV ta bổ sung vi chất và sục không khí, tại đây hàm lượng tinh bột sẽ bị xử lý sau đó nước tiếp tục được tràn vào bể V. Tại bể V bùn vi sinh lắng xuống dưới và được thải ra ngoài, một phần nước dưới đáy được bơm quay vòng về bể vi sinh hiếu khí IV. Nước sau bể V thải ra ngoài đạt tiêu chuẩn B.
Điều quan trọng là các vật liệu và thiết bị trên đây có thể xem là đơn giản và rẻ tiền nhất trong các phương án công nghệ xử lý nước thải ở dạng mini, người dân có thể tự làm được dưới sự hướng dẫn của nhóm chuyên gia. Mặt khác, nhưng thiết bị này có thể làm bánh xe để di chuyển cơ động khi thay đổi mặt bằng hoặc thay thế dễ dàng. Loại vật liệu để chế tạo các bể mini cơ động này có thể là thép CT3 theo nguyên tắc xếp chồng, hoặc có thể xây bể bằng gạch trong trường hợp diện tích mặt bằng lớn và hệ thống xử lý cố định. Đồng thời trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí để chế tạo có thể hợp khối các bể xử lý lại với nhau rất đơn giản mà lại đạt hiệu quả về mặt kinh tế.
Hiện nay, sáng kiến áp dụng hệ thống này cho việc xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt trong đề tài cấp Bộ mang tên "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống đồng bộ xử lý nước thải, bụi và khí thải cho các làng nghề chế biến gỗ, giấy" do Tiến sĩ Vũ Chí Cường làm chủ nhiệm và dự kiến sẽ áp dụng xử lý cho các cơ sở chế biến giấy tại làng nghề Đào Xá (Bắc Ninh).
III. Kết luận
Tại các làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mặt bằng sản xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học. Điều kiện và môi trường lao động rất đáng lo ngại, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt và hóa chất, nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. Môi trường sống đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Sức khỏe người lao động và dân cư đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường. Bệnh tật phổ biến tại các làng nghề là viêm phế quản - phổi, dị ứng ngoài da, đau mắt, đau lưng, đau cột sống, đau bụng hội chứng dạ dày, phụ khoa ... Việc đưa ra quy trình công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến giấy với quy mô nhỏ sẽ góp phần giúp giảm thiểu ô nhiễm tại đây, cải thiện một cách đáng kể chất lượng cuộc sống của người lao động. Việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng một hệ thống mini như thế này không phải quá khó đối với mỗi người dân bình thường. Ngoài ra chi phí đầu tư cho mỗi hệ thống không hề đắt, rất phù hợp với túi tiền của người dân mà hiệu suất xử lý không hề thấp. Trong tương lai gần, nếu hệ thống này được áp dụng một cách rộng rãi tại các làng nghề chế biến giấy sẽ góp một phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng môi trường nước tại các làng nghề truyền thống này.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2008, "Môi trường làng nghề Việt Nam", Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh, Làng nghề Việt Nam và Môi trường - NXB KHoa học và Kỹ thuật, 2005.
3. Trần Hồng Côn, Đồng Kim Loan, Công nghệ xử lý khí thải, NXB Khoa học kỹ thuật, 2009.
4. Vũ Thị Thanh Hương, Nghiên cứu các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề tái chế giấy, Dự án hợp tác với Cộng hòa Séc và Canada, 2007...

Tác giả: TS. Vũ Chí Cường - KS. Trần Ngọc Hương. Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí "Tài nguyên nước"

Tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu ở các vùng ngoại vi thành phố và nông thôn Việt Nam, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống đặc sắc, đặc trưng, không chỉ có tính chất kinh tế mà còn bao gồm cả tính văn hóa, đặc điểm du lịch tại Việt Nam. Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định … Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam

Theo số liệu năm 2006, cả nước có 1.450 làng nghề, riêng địa bàn đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Con số thống kê của sở công nghiệp các tỉnh cũng cho biết Hà Tây có 88 làng nghề, Bắc Ninh 58 làng, Vĩnh Phúc có 24 làng, Hưng Yên 33 làng, Nam Định 113 làng, Hà Nam 10 làng, Hải Dương 36 làng, Thái Bình 82 làng… Mỗi làng nghề thường dao động từ 400 – 700 hộ sản xuất, mỗi hộ có từ 4-5 nhân lực lao động. Từ năm 2006 đến năm 2011, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các cơ quan hữu quan về môi trường tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại 52 làng nghề, tập trung vào 7 loại hình làng nghề đặc trưng: chế biến lương thực, thực phẩm; vật liệu xây dựng; dệt nhuộm; tái chế giấy; tái chế kim loại. Kết quả 100% mẫu nước thải, khí thải ở các làng nghề đều cho thông số ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép, có 24 làng nghề ô nhiễm nặng (46,2%), 14 làng nghề ô nhiễm vừa (26,9%) và 14 làng nghề ô nhiễm nhẹ (26,9%).

Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, thì khi ra lò 1 triệu tấn đường, sẽ kéo theo hệ quả là 30 tấn lá, ngọn mía, 1 triệu tấn bã mía, 0,5 triệu tấn cặn, rỉ đường. Xay sát 100 tấn thóc sẽ phải giải quyết 10 nghìn tấn trấu. Nuôi 1 nghìn tấn lợn, tạo ra 10-22 nghìn tấn phân, 20-30 nghìn mét khối nước tiểu, 50-100 nghìn mét khối nước rửa chuồng trại. Sản xuất 1 nghìn tấn tinh bột sẽ tạo ra 3- 4 nghìn tấn cặn bã… Nhìn chung, phụ phế thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ phân huỷ, gây ô nhiễm, tạo mùi khó chịu, nếu không được xử lý tốt.

Môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. ở các làng nghề cơ khí, sản xuất vật liệu, do sử dụng lượng than lớn nên tỷ lệ người bị mắc bệnh về phổi, phế quản khá cao. Còn với làng nghề sử dụng nhiều hoá chất như vải sợi, mạ kim loại thì người dân hay mắc bệnh ung thư, tuổi thọ trung bình giảm. Các phụ phế trong chế biến lương thực thường kéo theo các bệnh ngoài da. Chẳng hạn, ở làng nghề chế biến lương thực vùng Cát Quế, Dương Liễu (Hà Tây), hàng năm có tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da, đau mắt hột tới 70% do ô nhiễm nguồn nước. Qua số liệu khảo sát sức khoẻ của 223 người dân Bát Tràng thì có tới 76 người mắc bệnh về đường hô hấp, 23 người bị lao. Số liệu những năm trước cũng cho biết một kết cục đáng buồn là, có 23 người bị chết vì ung thư (năm l995), cư dân làng này chiếm tới 70% số bệnh nhân bị ung thư trong các bệnh viện ở Hà Nội hồi năm 1996… Ở các làng tái chế kim loại, khí độc không qua xử lý được thải trực tiếp vào không khí như ở làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên), nồng độ chì vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Nghề thuộc da, làm miến dong ở Hà Tây cũng thường xuyên thải ra các chất như bột, da, mỡ làm cho nước nhanh bị hôi thối, ô nhiễm nhiều dòng sông chảy qua làng nghề.Tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, tỷ lệ người dân mắc bệnh về thần kinh chiếm khoảng 71%, bệnh về đường hô hấp chiếm khoảng 65,6% và bị chứng hồng cầu giảm chiếm 19,4%.Còn tại làng nghề sản xuất rượu Vân Hà (Bắc Giang) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da là 68,5% và các bệnh về đường ruột là 58,8%.

Nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm là do các làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, nên thiếu mặt bằng sản xuất, các xưởng sản xuất thường xen lẫn với khu dân cư. Do hạn hẹp về mặt bằng, địa hình nên rất khó cho việc bố trí xử lý chất thải. Mặt khác, dưới áp lực của dân số, một số khâu trung gian điều tiết chất thải như ao hồ, sông ngòi bị san lấp làm diện tích ở. Số lượng ao hồ còn lại quá ít nên quá tải, dẫn đến nước thải ứ đọng, tràn cả ra khu dân cư, tình trạng này, khiến ô nhiễm không những không thuyên giảm mà ngày càng thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, công nghệ và quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm. Phần lớn sản xuất ở các làng nghề có quy mô hộ gia đình đơn lẻ nên vốn đầu tư nhỏ, với vốn nhỏ thì lao động thủ công là chính, thiếu những khâu công nghệ hiện đại, do đó chưa tận dụng được tối đa nguồn nguyên liệu trong sản xuất, một phần nguyên liệu dôi dư trở thành phế thải, từ đó mà gây ra ô nhiễm môi trường.

Xử lý ô nhiễm nước thải ở các làng nghề
Làng nghề có các ngành nghề đặc trưng sản xuất các sản phẩm thủ công cùng chủng loại nên tính chất nước thải, công nghệ xử lý đặc trưng

-Chế biến lương thực, thực phẩm
- Dệt nhuộm
- Sản xuất giấy

Xử lý nước thải sản xuất giấy
Công nghiệp sản xuất giấy chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của các nghành công nghiệp, dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ít đạt được to lớn về kinh tế – xã hội, nghành công nghiệp này cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường bức xúc cần phải giải quyết, đặc biệt là nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất bột giấy, đây là loại nước rất khó xử lý. Cần có biện pháp xây dựng các cơ sở gắn sản xuất với xử lý ô nhiễm môi trường, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.

Hiện nay có khoảng 90 nhà máy giấy đang hoạt động trong cả nước, sản lượng giấy các tỉnh phía nam gần 90000 tấn/năm, trong đó TP.HCM chiếm hơn 12000 tấn/năm. Nước thải của ngành công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22000-46500 mg/l, BOD chiếm từ 40-60% COD, phần lớn được gây ra từ những chất hữu cơ không Lignin. Ngoài các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải dịch đen đã được đề cập thì nước thải của xeo giấy có tỉ lệ COD, BOD, Lignin không cao bằng nước thải dịch đen, nhưng các chỉ tiêu này cũng vượt quá giới hạn cho phép. Do đó cần xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là một điều tất yếu.

I.THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI

- Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây…
- Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường được gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ 70:30.
- Thành phần hữu cơ chủ yếu là trong dịch đen lignin hòa tan và dịch kiềm. Ngoài ra, là những sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Thành phần hữu cơ bao gồm những chất nấu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S, Na2SO4, Na2CO3, còn phần nhiều là kiềm natrisunfat lien kết với các chất hữu cơ trong kiềm.
- Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại. Dòng này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao.
- Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thong, phẩm màu, cao lanh.
- Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lượng các chất lơ lửng và các chất rơi vãi.
- Nước ngưng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý thu hồi hóa chất từ dịch đen. Mức ô nhiễm của nước ngưng phụ thuộc vào loại gỗ, công nghệ sản xuất.
- Nước thải sinh hoạt.

II.QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI

III.THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Nước thải từ công đoạn sản xuất bột giấy được đưa qua hố thu nhằm điều chỉnh PH thích hợp. Sau đó, nước thải từ hố thu và nước thải từ công đoạn xeo giấy được đưa qua song chắn rác nhằm giữ lại những tạp chất thô (chủ yếu là rác) có trong nước thải. Sau đó nước được đưa qua bể lắng cát, để lắng các tạp chất vô cơ đảm bảo cho các qúa trình xử lý sau, cát từ bể lắng được dẫn đến sân phơi cát để làm ráo nước và đem đi chôn lắp hoặc trãi đường.
Nước tiếp tục đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình xử lý tiếp theo. Bơm được lắp đặt trong bể điều hòa để đưa nước lên các công trình phía sau.
Từ bể điều hòa nước được bơm trực tiếp sang bể keo tụ tạo bông, nhằm keo tụ giảm lượng chất rắn lơ lửng tiếp tục được chảy sang bể kỵ khí. Sau đó, đưa nước sang bể lắng 1 loại bỏ các cặn sinh ra trong quá trình keo tụ tạo bông. Ở đây ta thu hồi bột còn một phần bùn được đưa sang bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục sang bể arotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Tại bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính. Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l. Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng 2 có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể khử trùng qua Clo và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Nguồn: xulymoitruong.com

Bảo vệ môi trường làng nghề: Phát triển làng nghề theo hướng bền vững
Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Cùng với những thay đổi tích cực để thích nghi trong giai đoạn hội nhập của đất nước với nền kinh tế thế giới, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững.
Làng nghề - những đóng góp và thách thức mới
Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề. Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trường, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%), miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%). Sự phát triển của làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương. Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20% - 40%.
Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên. Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Làng nghề thực sự đóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Những thay đổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đối với các làng nghề trong quá trình phát triển. Mở cửa, hội nhập, các làng nghề có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài. Đó là những mặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều năm qua, mà phần nhiều có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ công mỹ nghệ, thêu ren, gốm sứ.... Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước ta đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD, thì năm 2008 đã tăng lên hơn 776 triệu USD.
Cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề phải bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững. Hiện nay, các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân. Các kết quả quan trắc trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của làng nghề có xu hướng gia tăng, nhất là ô nhiễm bụi tại các làng nghề gốm, sứ, vật liệu xây dựng, khai thác đá, đồ gỗ mỹ nghệ và các làng nghề tái chế. Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, nước thải có độ ô nhiễm hữu cơ cao. Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn ở các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Giải pháp thực hiện làng nghề xanh
Phát triển bền vững là quan điểm cơ bản của Đảng đối với mọi sự phát triển ở nước ta, trong đó có làng nghề. Các làng nghề cần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Một là, chú trọng các chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Xây dựng tiêu chí "Làng nghề xanh" nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.
Hai là, quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy... Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.
Ba là, tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các dự án nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho từng loại hình làng nghề để có mô hình trình diễn nhân rộng.
Bốn là, phát hiện và xử lý trường hợp phát sinh các làng nghê gây ô nhiễm môi trường. Các địa phương và các làng nghề phải khẩn trương xử lý môi trường để được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Mặt khác, vẫn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để đưa vào "danh sách đen" làng nghề tiếp tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lý ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được phê duyệt. Một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong phạm vi làng xã mà lan rộng ra cả một khu vực. Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm không chỉ giới hạn trong phạm vi làng nghề mà cần phải xử lý cả khu vực đã bị ô nhiễm.
Năm là, tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động, công nghệ cần được nghiêm cấm triệt để. Thí dụ, hạn chế phát triển mới, mở rộng các cơ sở sản xuất tái chế chất thải nguy hại; nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc sử dụng quặng có tính phóng xạ.
Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xưa với những hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu cần đào tạo cho người lao động các làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những người đang truyền nghề tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề tương đương để huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành nghề phù hợp. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các làng nghề.
Nguồn: http://www.congnghiepmoitruong.vn

Bằng công nghệ bể tuyển nổi, các làng nghề sản xuất, tái chế giấy có thể giảm 70-80% lượng nước thải, thu hồi đến 75% bột giấy trong quá trình sản xuất. Đây là giải pháp công nghệ vừa được Viện khoa học và công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) nghiên cứu ứng dụng thành công, mở ra triển vọng xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế giấy Việt Nam.

Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.450 làng nghề nhưng vùng châu thổ sông Hồng tập trung nhiều nhất với khoảng 800 làng, trong đó Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa là những địa phương có mật độ làng nghề cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8%, làng nghề được coi là có tác động mạnh mẽ nhất làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều vùng nông thôn, mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình.
Tuy nhiên, với đặc trưng sản xuất manh mún, thủ công, nhỏ lẻ hộ gia đình, làng nghề đang trở thành gánh nặng về môi trường với những địa phương có nhiều làng nghề phát triển. Chế biến lương thực thực phẩm, tái chế, dệt nhuộm được coi là một trong những làng nghề có mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp nhất.
Theo PGS.TS. Đặng Kim Chi - Viện khoa học và công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội), làng nghề tái chế là loại làng nghề có khả năng gây ô nhiễm tới cả ba thành phần môi trường không khí, nước, đất. Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là chất rắn như xơ sợi, bột giấy trong nước thải. Đơn cử như làng nghề sản xuất giấy tái chế Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh), mỗi năm làm ra gần 20.000 tấn sản phẩm thì cũng đã thải ra môi trường khoảng 1.500 m3 nước thải mỗi ngày. Nước thải chứa lượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm mầu... với hàm lượng BOD5 và COD vượt 4-6 lần tiêu chuẩn cho phép.

Một dạng bể tuyển nổi
Nếu như trước đây, phần lớn nước thải của các làng nghề tái chế giấy đều không qua xử lý được đổ thẳng vào kênh mương, ao hồ trong khu dân cư và hòa vào hệ thống tiêu thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong địa phương và các khu vực và vùng, khác thì nay với công nghệ bể tuyển nổi, nước thải sẽ được thu gom, xử lý và tái sử dụng. Nước thải của làng nghề được thu gom mương dẫn vào bể lắng cát, bể điều hòa và sau đó được bơm lên bể tuyển nổi. Ở đây bột giấy (chất thải còn lại của quá trình xeo) được tách ra nhờ các bọt khí cung cấp từ nhà máy nén khí. Bột giấy nổi lên trên bề mặt sẽ được tách ra đưa về bể thu hồi bột giấy và tái sử dụng lại. Nước sau tách bột sẽ được đưa sang một bể lắng đứng khác để tách phần cặn còn lại rồi thải ra hồ sinh học xử lý bằng biện pháp sinh học. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải và bảo đảm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
PGS.TS Chi cho biết: điểm nổi bật nhất khi ứng dụng hệ thống xử lý nước thải làng, nghề tái chế giấy bằng bể tuyển nổi là sẽ hạn chế cơ bản vấn đề lượng bột giấy còn tồn đọng trong nước thải. Đây cũng chính là tác nhân chính làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. Bởi theo thống kê thì riêng hai làng nghề Dương Ô và Phú Lâm (Bắc Ninh) mỗi ngày sản xuất cũng đã thải ra ngoài môi trường khoảng 1.500- 3.000 kg BOD và hơn 3.000 kg bột giấy vào nước thải. Nếu được thu lại, không chỉ làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường mà còn tận thu để tái chế, tái sử dụng. Bột giấy thu được từ công đoạn này có thể tiếp tục đưa vào sử dụng để sản xuất giấy chất lượng thấp.
Ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam đang trở thành vấn đề bức xúc ở hầu hết các địa phương và là một bài toán khó khăn, nan giải với những cơ quan bảo vệ môi trường. Công nghệ bể tuyển nổi được coi là giải pháp tháo gỡ vấn đề ô nhiễm môi trường với các làng nghề tái chế giấy. Công trình xây dựng đơn giản nên chi phí đầu tư và vận hành thấp với công suất 25-30 m3/h. Đặc biệt, với giá chuyển giao công nghệ theo phương thức trọn gói chỉ khoảng 100 - 110 triệu đồng nên có thể ứng dụng cho cơ sở sản xuất khoảng 4,2 tấn giấy/ngày. Ngoài ra hệ thống cũng có thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất giấy từ nhỏ đến lớn.
Tuy nhiên, để có thể mở rộng ứng dụng cho các làng nghề sản xuất, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là ý thức của nhà sản xuất trong khi chưa có một quy chế mang tính pháp lý xử lý môi trường các làng nghề Việt Nam.
avatar
aquazur
Lắng thứ cấp
Lắng thứ cấp

Tổng số bài gửi : 144
Points : 1711
Reputation : 22
Registration date : 09/05/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết