Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 35 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 35 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Ngày Môi trường thế giới 5-6-2008

Go down

Ngày Môi trường thế giới 5-6-2008 Empty Ngày Môi trường thế giới 5-6-2008

Bài gửi by Admin 1/6/2008, 12:00 am

Very Happy
Theo Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon “Chúng ta đều là một phần của giải pháp. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay chính phủ đều có nhiều cách để giảm thiểu “dấu vết cacbon”. Các hoạt động cần xuất phát từ trái tim...”.

Ngày Môi trường thế giới được tổ chức vào ngày 5/6 hàng năm là một trong những hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Chủ đề của Ngày Môi trường thế giới năm nay là “Hãy thay đổi thói quen: Hướng tới một nền kinh tế ít cacbon”.
Nhận thấy biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề của kỷ nguyên, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đang yêu cầu các quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng hãy tập trung vào giải quyết các vấn đề về phát thải khí nhà kính và đưa ra các biện pháp giảm thiểu. Ngày Môi trường thế giới sẽ đề cập đến các nội dung về tài nguyên và các sáng kiến thúc đẩy nền kinh tế và lối sống giảm phát thải khí cacbon như tiết kiệm năng lượng, các nguồn năng lượng thay thế, bảo tồn thiên nhiên và mua sắm xanh. Năm nay, lễ kỷ niệm chính thức Ngày Môi trường thế giới sẽ được tổ chức tại Wellington, New Zealand.
Nhân dịp này, UNEP đã đưa ra 12 bước giúp bỏ thói quen giảm phát thải khí CO2, đó là:

1. Đưa ra cam kết
Giảm thiểu “dấu vết cacbon” thông qua các cam kết giảm thiểu khí cacbon. Một số quốc gia đã cam kết tiến tới “cân bằng” cacbon như Costa Rica, New Zealand và Na Uy. UNEP cũng đang xúc tiến cách tiếp cận về trung hòa cacbon ở tất cả các ngành và khu vực.

2. Đánh giá nguyên nhân
Đánh giá được nguyên nhân gây ra khí nhà kính là bước đầu để giảm thiểu khí nhà kính. Việc kiểm toán và đánh giá nội bộ có thể là bước đầu giúp giảm thiểu cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Các tổ chức lớn hơn có thể sử dụng các công cụ như tiêu chuẩn ISO 14064 hay Nghị định thư khí nhà kính của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp thế giới về phát triển bền vững để kiểm kê, tính toán, quản lý và báo cáo phát thải khí nhà kính.

3. Lựa chọn và lên kế hoạch
Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động dựa trên đánh giá về nguy cơ và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu. Cần đưa ra các mốc mục tiêu để đánh giá thành công. Kiểm toán năng lượng là công cụ hiệu quả để giảm thiểu năng lượng.

4. Giảm thiểu khí cacbon trong cuộc sống
Tất cả mọi thứ mà chúng ta tạo ra hay sử dụng đều là một hình thức nào đó của khí cacbon, ở dạng sản phẩm, năng lượng hay nguyên vật liệu. Lồng ghép các tiêu chí thân thiện khí hậu vào quá trình hoạch định chính sách có thể góp phần làm tăng hiệu quả.
Nếu khách hàng, nhà sản xuất và nhà hoạch định chính sách đều nghĩ “giảm thiểu cacbon” và “thân thiện khí hậu”, phát thải cacbon sẽ giảm thiểu đáng kể. “Dấu vết cacbon có thể giảm thiểu thông qua các hoạt động như khuyến khích sử dụng xe ô tô thuê hay sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

5. Tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất và hiệu quả nhất để tiết kiệm chi phí, năng lượng và giảm thiểu phát thải khí cacbon. Ví dụ, một chuyến công tác 2 ngày với khoảng cách 1.000 km cần một khoản kinh phí 2.000 USD, trong khi đó trao đổi trực tuyến chỉ cần 200 USD, hay nói cách khác, tiết kiệm được 1.800 USD và nửa tấn CO2.

6. Chuyển sang năng lượng giảm phát thải khí cacbon
Nói chung, than phát thải gấp 2 lần khí gas, 6 lần năng lượng mặt trời, 40 lần năng lượng gió và 200 lần năng lượng từ hydro. Các chương trình “lựa chọn xanh” đang phát triển và là động cơ thúc đẩy nguồn cung cấp năng lượng tái tạo. Ví dụ trong ngành giao thông, các nguồn năng lượng mới giảm phát thải khí cacbon như khí thiên nhiên nén CNG, khí dầu hóa lỏng LPG, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và nhiên liệu sinh học.

7. Đầu tư vào các giải pháp thay thế sạch hơn
Để bù trừ phát thải, cá nhân, tổ chức có thể đầu tư vào hoạt động giảm thiểu phát thải khác. Đây được gọi là “trao đổi cacbon” hay “tín dụng cacbon”. Tín dụng cacbon có thể được tạo ra từ việc tạo ra năng lượng không phát thải, giảm thiểu nhu cầu bao gồm tiết kiệm năng lượng hay trồng rừng.

8. Hiệu quả
Giảm thiểu chất thải sẽ góp phần nâng cao hiệu quả. Lồng ghép cách tiếp cận 3R - giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế vào suy nghĩ của bạn.

9. Sản phẩm và dịch vụ giảm phát thải khí cacbon
Thị trường sản phẩm và dịch vụ thân thiện khí hậu đang phát triển nhanh chóng, từ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đến các hệ thống năng lượng tái tạo. Cách tiếp cận “thiết kế nhằm phát triển bền vững”, bao gồm các khâu từ thiết kế đến sản xuất thân thiện môi trường. Cách tiếp cận mới này xem xét các yếu tố môi trường ở tất cả các giai đoạn nhằm tạo ra sản phẩm giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường. Thiết kế sinh học là một chiến lược quan trọng cho công ty cỡ nhỏ và vừa ở các nước phát triển và đang phát triển nhằm cải thiện chất lượng môi trường của các sản phẩm, giảm thiểu chất thải và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường.

10. “Mua xanh, bán xanh”
Thị trường sản phẩm và dịch vụ xanh đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia. Theo thống kê cho thấy, nhiều khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm xanh nếu được lựa chọn. Tuy nhiên, thị trường sản phẩm xanh chưa được phát triển do thông tin về sản phẩm xanh chưa được phổ biến rộng rãi và độ tin cậy về sản phẩm vẫn chưa cao.

11. Hợp tác
Nhiều công ty tư nhân đang phối hợp với các tổ chức phi chính phủ, các chính quyền địa phương và chính phủ để xác định và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu phát thải. Dự án thông báo cacbon là một ví dụ, cung cấp thông tin về rủi ro và cơ hội kinh doanh do biến đổi khí hậu và dữ liệu về phát thải khí nhà kính từ hơn 2.000 công ty lớn nhất thế giới. Tương tự, các chính quyền địa phương và các quốc gia đang tìm kiếm cơ hội hợp tác nhằm đưa ra các biện pháp giảm thiểu khí cacbon.

12. Trao đổi
Sự trao đổi giữa các bên là rất cần thiết. Giảm thiểu phát thải, đặc biệt cải thiện hiệu quả có thể nâng cao danh tiếng của một công ty. Hay nói cách khác, các rủi ro và cơ hội liên quan đến biến đổi khí hậu cần được cập nhật phổ biến.
Ngày Môi trường thế giới năm nay là một cơ hội để chúng ta một lần nữa kêu gọi và hành động nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và cùng nhau đối đầu với thách thức của biến đổi khí hậu, nhằm tạo ra một ngôi nhà chung trong lành.


Bùi Hòa Bình
(Biên dịch theo tài liệu của UNEP)
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết