Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 40 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 40 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Lọc nước hồ ô nhiễm bằng... hoa

Go down

Lọc nước hồ ô nhiễm bằng... hoa Empty Lọc nước hồ ô nhiễm bằng... hoa

Bài gửi by Admin 17/4/2008, 9:19 pm

Lọc nước hồ ô nhiễm bằng... hoa Thumb45892_10a


Sống ở gần hồ B52 thuộc làng hoa Ngọc Hà, Ngọc Anh- cô sinh viên năm cuối khoa Môi trường ĐH Khoa học Tự nhiên - rất bức xúc về một giải pháp xử lý vấn đề ô nhiễm của hồ. Nghiên cứu nhiều sách báo, tình cờ khi lên mạng Ngọc Anh đọc một bài báo viết về cách trồng những loài thuỷ sinh có khả năng lọc nước nhiễm bẩn ở Trung Quốc của GS Nguyễn Lân Dũng. Và “lối thoát” ô nhiễm cho hồ đã được hình thành. Chia sẻ với các bạn cùng lớp, được các bạn Mỹ Hạnh, Đức Hiếu, Bạch Yến, Minh Ngọ và Văn Huy ủng hộ. Nhóm bắt tay vào nghiên cứu đề tài “Vườn hoa lọc nước trên hồ B52” và đoạt giải Nhì trong cuộc thi “Phát minh xanh Sony lần thứ 7” do Công ty Sony phối hợp với Bộ GD&ĐT và Bộ TN&MT tổ chức.

Hồ B52 còn gọi là hồ Hữu Tiệp - một di tích có phần đuôi của chiếc B52 còn nhô lên từ dưới lòng hồ ghi dấu tích lịch sử của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”. Xung quanh hồ là khu dân cư mà nước sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh đổ thẳng ra hồ. Các thành phần Nitơ, Phôtpho trong nước thải rất cao đã khiến tảo trong hồ phát triển mạnh gây nên hiện tượng phú dưỡng, làm giảm DO trong nước, đồng thời thúc đẩy các quá trình phân giải yếm khí gây mùi khó chịu. Điều này là nguyên nhân chính gây ăn mòn hiện vật trong hồ, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quan và các em học sinh trường tiểu học Ngọc Hà. Bên cạnh đó còn có các bãi rác đổ tạm, các đống chất thải… làm cho cảnh quan di tích bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhóm trưởng Ngọc Anh cho biết: “Vì điều kiện trong phòng thí nghiệm của nhà trường không cho phép giúp nhóm nghiên cứu chính xác được mức độ ô nhiễm của nước hồ, cho nên nhóm đã mang mẫu nước đến những nơi quen biết để nhờ như Viện Thủy sản Bắc Ninh, Trung tâm Y tế dự phòng Thái Bình, cho thấy lượng pH, SS, COD, BOD, F.coliform, photphat, nitơrat, nitơrit, amoni, nitơ và photpho tổng hợp rất cao. Với những nghiên cứu và kiến thức đã học, nhóm quyết định sử dụng 3 loài cây có khả năng thuỷ canh để xử lý nước, có giá trị thẩm mỹ phù hợp với yêu cầu cảnh quan của khu di tích đó là: cây Dong riềng, Loa kèn đỏ, Thuỷ trúc (còn gọi là Lác dù) để thực hiện nghiên cứu”.

Bắt đầu là lựa chọn các cây khỏe mạnh không có bệnh ở lá, nuôi các cây trong thùng xốp có dung tích 72lít nước hồ ô nhiễm, mỗi loại cây được nuôi riêng 1 thùng để thử quan sát khả năng thích nghi khi chuyển từ môi trường đất sang môi trường nước và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng qua sự phát triển của bộ rễ. Sau đó là thiết kế bè nổi, vật liệu là các chai nước khoáng nhựa được nối vào nhau bằng dây thít nhựa (1 chai dung tích 0,5 lít có thể nâng được vật có khối lượng 0,8-0,9kg), các cây sẽ được trồng vào vị trí các chai đã bị cắt bỏ 2 đầu và xen kẽ các loài hoa với nhau. Độ cao của thành chai sẽ đóng vai trò giá đỡ cho cây đứng thẳng, bè trồng cây hoàn toàn nổi trên mặt nước, độ an toàn cao có thể chịu được vấn đề trọng lượng gia tăng như sinh khối tăng, nước mưa… Qua trồng thử nghiệm cho thấy các loại cây được chọn có khả năng lọc tốt các chỉ tiêu ô nhiễm của nước hồ, bè nổi có khả năng kiểm soát sự phát triển của loài thực vật, có thể tăng khả năng xử lý bằng cách thả xen kẽ một số loài thực vật thuỷ sinh có kích thước nhỏ như bèo tây, bèo hoa dâu, cũng được chứng minh là có khả năng xử lý nước rất tốt.

“Qua thời gian thí nghiệm là nửa tháng, theo trực quan thì nước hồ trong lên thấy rõ, các chỉ tiêu ô nhiễm của nước như SS, COD, photpho, nitơ… giảm rõ rệt, xấp xỉ được TCVN 6774:2000 (tiêu chuẩn cho nước thải sinh hoạt), TCVN 5942-1995, TCVN 6774:2000 (tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thực vật)”- Mỹ Hạnh, thành viên trong nhóm cho biết thêm.

ThS. Đồng Kim Loan – Giảng viên Khoa Môi trường ĐHKHTN - đánh giá: “Đây không chỉ đơn thuần là một đề tài khoa học mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa. Đối với môi trường, nhóm đã cho ta thấy kết quả khả quan giảm tối thiểu những chất ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ của con người khi trồng thuỷ canh các loại cây hoa. Đề tài giúp nâng cao hơn nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong việc giữ gìn di tích lịch sử. Về mặt kinh tế, các cây nhóm chọn có khả năng sống, tái sinh cao, dễ tìm, ít tốn kém chi phí, tận dụng được chai nước khoáng, dây thít nhựa cũ”.

Kế hoạch của nhóm là tiếp tục nghiên cứu đề tài nhằm tìm những giải pháp tốt hơn, tìm thêm nhiều loài hoa đẹp, phong phú hơn. Các nhà nghiên cứu trẻ mong muốn khi ra trường sẽ có điều kiện đưa đề tài ứng dụng vào thực tiễn để những cây hoa không chỉ nở trên hồ B52 mà còn rực rỡ ở những hồ nước ô nhiễm khác.

Mỹ Hằng
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết