Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 42 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 42 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Biến nước sông, hồ thành nước sinh hoạt bằng bọt khí

Go down

Biến nước sông, hồ thành nước sinh hoạt bằng bọt khí Empty Biến nước sông, hồ thành nước sinh hoạt bằng bọt khí

Bài gửi by Admin 1/12/2009, 5:29 pm

Giảm áp suất nước đột ngột tạo ra
các bọt khí, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi
trường, ĐH Xây dựng Hà Nội vừa nghiên cứu thành công công nghệ xử lý
nước sông, hồ dùng làm nước sinh hoạt.


Công nghệ này đã được thử nghiệm để xử lý nguồn nước cấp tại một số nhà máy nước ở miền Bắc và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bọt khí “đánh” chất bẩn

Nguồn nước mặt ngày càng bị ô nhiễm khiến chất lượng nước sau xử lý
không đạt như yêu cầu. Trong khi đó, dây chuyền công nghệ xử lý truyền
thống khó cho phép loại bỏ một số chất bẩn nguy hiểm, cũng như không
kiểm soát được chất lượng nước.

Trước tình hình đó, tiến sĩ Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật
Môi trường, ĐH Xây dựng Hà Nội cùng các cộng sự đã đặt mục tiêu tìm ra
một phương pháp xử lý nước mới, hiệu quả. Ba năm nghiên cứu, các nhà
khoa học nhận thấy có thể ứng dụng xử lý nước bằng phương pháp tuyển
nổi áp lực.

Nhóm các nhà khoa học đã tạo các bọt khí trong nước bằng cách giảm đột
ngột áp suất chất lỏng đã bão hòa rồi đưa vào nước cần xử lý. Các bọt
khí sẽ dính kết với các phần tử chất bẩn và nổi lên trên mặt nước. Sau
đó chỉ cần tách chúng ra là tạo được nguồn nước cấp sạch phục vụ cho
việc sản xuất nước sinh hoạt.


Biến nước sông, hồ thành nước sinh hoạt bằng bọt khí Khcntuyen1

Mô hình tuyển nổi xử lý nước mặt tại ĐH Xây dựng Hà Nội.(trong ảnh là ADMIN của diễn đàn cùng PGS.TS Nguyễn Việt Anh)



Để tiến hành các công đoạn xử lý nước, nhóm cũng đã
thiết kế, chế tạo mô hình tuyển nổi áp lực phục vụ cho nghiên cứu trong
phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Các thùng áp lực, bể phản ứng
tạo bông, bể tuyển nổi và vòi phun được nhóm liên tục cải tiến, hoàn
thiện.

Hiệu quả cao

Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh cho biết, so với phương pháp thông thường
dùng keo tụ, lắng, lọc và khử trùng, phương pháp tuyển nổi nhanh hơn,
sạch hơn và có thể loại bỏ các cặn bẩn hữu cơ, rong, tảo, thuốc trừ
sâu, các chất vô cơ và kim loại, các vi sinh vật nguy hiểm.

Kết quả thử nghiệm với nguồn nước mặt sông Hồng và sông Trà Lý, Thái
Bình, cho thấy hiệu suất của quá trình tuyển nổi áp lực tốt hơn nhiều
so với phương pháp keo tụ truyền thống.

Cụ thể, nguồn nước thô tại Công ty cấp nước Thái Bình trong đợt thí
nghiệm có độ đục từ 81 - 470 NTU. Sau xử lý bằng tuyển nổi áp lực, độ
đục đạt trung bình 1,3 NTU, trong khi với phương pháp keo tụ chỉ đạt 7
- 10 NTU.

Từ thành công đối với nguồn nước mặt ở miền Bắc, nhóm nghiên cứu đã đưa
mô hình vào Đồng bằng sông Cửu Long, áp dụng thử nghiệm xử lý nước sông
Tiền. Kết quả cho thấy, nước sau xử lý đạt chất lượng tốt và ổn định.

“Một tháng tiến hành thử nghiệm công nghệ tại nhà máy nước Trường An
thuộc Công ty Cấp nước Vĩnh Long cho chất lượng nước sau xử lý có độ
đục nhỏ hơn 2 NTU”, Kỹ sư Phạm Văn Ánh, thành viên trong nhóm nghiên
cứu, cho biết.

Ứng dụng công nghệ tuyển nổi áp lực còn giúp tiết kiệm diện tích vì bể
tuyển nổi chỉ bằng 1/3 - 1/4 diện tích bể lắng (trong phương pháp
truyền thống). Ngoài ra, trong tuyển nổi thì từ ba đến bốn ngày mới rửa
bể lọc, còn phương pháp keo tụ ngày nào cũng phải rửa bể.

Nghiên cứu này mở ra hướng đi mới trong công nghệ xử lý nước và bùn cặn
ở Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nước và hiệu quả kinh tế trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nước theo xu hướng bắt kịp với trình độ kỹ
thuật và công nghệ trong khu vực và thế giới.



NTU (đơn vị đo độ đục) là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những thứ trôi nổi trong nguồn nước.

Độ đục làm cho nước không trong và trông như có các cặn bẩn. Nước mặt
thường có độ đục 20 -100 NTU, mùa lũ có thể lên đến 500-600 NTU. Nước
cấp cho ăn uống thường có độ đục dưới 5 NTU.
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết