Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 41 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 41 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Xử lý Amoni trong nước cấp

4 posters

Go down

Xử lý Amoni trong nước cấp Empty Xử lý Amoni trong nước cấp

Bài gửi by thanhduy18 31/8/2009, 10:53 am

Tôi đang cần tài liệu nghiên cứu về xử lý amoni trong nươcccaappss bằng các phương pháp khác nhau ai có xin gửi cho tôi với. có thể trực tiếp theo địa chỉ này.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Xin cảm ơn nhiều!
thanhduy18
thanhduy18

Nam
Tổng số bài gửi : 3
Age : 44
Đến từ : Hà nội
Nghề nghiệp : Nghiên cứu viên
Đơn vị công tác : Trạm quan trắc Môi trường
Points : 5
Reputation : 1
Registration date : 15/06/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý Amoni trong nước cấp Empty Re: Xử lý Amoni trong nước cấp

Bài gửi by Nguyễn Đình Bảo 28/9/2009, 7:23 am

tôi cũng cần trao đổi về cái này
Bạn nao có thì post lên cho mọi ngươi tham khảo với nha
Nguyễn Đình Bảo
Nguyễn Đình Bảo

Nam
Tổng số bài gửi : 6
Age : 36
Đến từ : Bình Định
Nghề nghiệp : Sinh viên
Đơn vị công tác : Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Points : 7
Reputation : 1
Registration date : 19/03/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý Amoni trong nước cấp Empty Re: Xử lý Amoni trong nước cấp

Bài gửi by fatcheck2209 24/4/2010, 7:38 pm

mình cũng đang tìm hiểu vật liệu lọc để xử lý amoni trong nước ngầm để làm khóa luận tốt nghiệp.ai có thì giúp mình với.thanks.mail của mình
[You must be registered and logged in to see this link.]
fatcheck2209
fatcheck2209

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 37
Đến từ : Thanh hoa
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : truong dai hoc khoa hoc tu nhien DHQGHN
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 06/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý Amoni trong nước cấp Empty Re: Xử lý Amoni trong nước cấp

Bài gửi by hoangquoctai 29/6/2010, 10:48 am

Nhà mình cũng bị vấn đề này, mới mua nhà và ở 3 tuần, về cho làm xét nghiệm nước sinh hoạt gia đình liền, đang lo đây, hôm qua lấy được kết quả kiểm nghiệm, thế là cả đêm mò vào các trang web chuyên về nước để tìm hiểu, các bác xem tham khảo nhé.

Bác nào có thể giúp em "đọc" phiếu kết quả kiểm nghiệm này được không ạ ( sáng nay em phải nói ngay với bà xã, tạm thời ăn uống thì xài nước bình, tắm giặt thì cứ bình thường...chờ ý kiến nhà chuyên môn)
Xử lý Amoni trong nước cấp D:%5CDesktop%5C1-1%5Cnha%20moi%20%C4%90HT%5Cnuoc%20-%20nha%20moi%5Ckiem%20tra%20nuoc%20sinh%20hoat
-Amoni ( NH4+ ) : 5.70 mg/l
-pH : 5.90
-Mangan tổng ( Mn ) : 0.35 mg/l
( còn 10 thông số khác em thấy trong giới hạn cho phép nên không đưa vào đây... )

====================================================================================
Còn đây là phần em tìm tối qua trên các trang web các bác tham khảo nhé :







Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn




Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh
hoạt của Bộ Y tế ban hành (QCVN 02-2009), độ pH của nước sinh hoạt là 6-8,5.
Bạn có thể download Quy chuẩn này ở đây ([You must be registered and logged in to see this link.]

Độ pH không như một số chỉ tiêu khác trong nước sinh hoạt là phải thấp hơn hay
cao hơn một giá trị nào đó mà phải nằm trong khoảng 6-8,5; chất lượng nước
không đạt theo QCVN 02-2009 (về chỉ tiêu pH) nghĩa là pH thấp hơn 6 hoặc cao
hơn 8,5.

Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do
chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc
axit.

Ngoài việc pH thấp có thể gây hư men răng, chưa có bằng chứng cụ thể nào liên
quan giữa độ pH và sức khỏe của người sử dụng. Trong nước uống, pH hầu như rất
ít ảnh hưởng tới sức khoẻ, trừ khi cho trẻ nhỏ uống trực tiếp, trong thời gian
tương đối dài (ảnh hưởng đến hệ men tiêu hoá). Tuy nhiên tính a xít (hay tính
ăn mòn) của nước có thể làm gia tăng các ion kim loại từ các vật chứa, gián
tiếp ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Theo Quy chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0–8,5 và của nước uống
là 6,5 – 8,5. Tuy nhiên, các loại nước ngọt có gas có độ pH từ 2,0 – 4,0. Các
loại thực phẩm thường có pH = 2,9 – 3,3. Giá trị pH của nước có liên quan đến
tính ăn mòn thiết bị, đường ống dẫn nước và dụng cụ chứa nước. Đặc biệt, trong
môi trường pH thấp, khả năng khử trùng của Clo sẽ mạnh hơn. Tuy nhiên, khi pH
> 8,5 nếu trong nước có hợp chất hữu cơ thì việc khử trùng bằng Clo dễ tạo
thành hợp chất trihalomethane gây ung thư.

Để đưa giá trị pH trong nước sinh hoạt về mức cho phép bạn nên tìm hiểu kỹ hơn
về công nghệ xử lý nước dùng cho sinh hoạt (nước máy). Nguyên tắc cơ bản là khi
pH thấp thì chêm kiềm và khi pH cao thì chêm axit.. Tuy nhiên, do là nước sinh
hoạt nên khi điều chỉnh pH sẽ ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu khác như độ cứng
của nước.

Điều chỉnh pH

Bộ lọc trung hoà pH: Nếu pH không quá thấp, có thể dùng các bộ lọc có vật liệu
chính là Calcite (từ đá vôi) hoặc magnesia (magnesium oxide) để nâng pH. Bộ lọc
kiểu này có khả năng lọc cặn nên cần thường xuyên rửa ngược, tránh gây tắc
nghẽn. Các vật liệu trong bộ lọc tan từ từ và hao hụt dần. Vì thế nên thường
xuyên kiểm tra và bổ sung định kỳ. Phương pháp này thường làm tăng lượng can xi
và làm cho nước bị cứng hơn. Do đó cần theo dõi độ cứng để có phương pháp điều
chỉnh thích hợp. Nếu độ cứng quá cao, lại cần phải làm mềm. Muốn vật liệu sử
dụng lâu bền hơn, nên trang bị thêm lọc cặn thô phía trước.

Điều chỉnh pH bằng hoá chất

Dùng bơm định lượng hoá chất: Với quy mô lớn hoặc khi pH quá thấp, dùng bơm
định lượng để châm soda hoặc hỗn hợp Soda và Hypochlorite. Việc điều chỉnh bơm
sẽ được tính toán dựa trên thực tế, cân đối giữa các tham số: lưu lượng bơm, độ
pH, nồng độ dung dịch hoá chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ. Khi nguồn nước bị ô
nhiễm sắt hoặc nhiễm khuẩn, việc điều chỉnh nồng độ dung dịch soda,
hypochlorite sẽ phức tạp hơn. Trong một số trường hợp, có thể sẽ dùng Kali để
nâng pH, nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Mình chỉ có thể trả lời đến mức này thôi! Chúc bạn thành công!











Loại bỏ Asen, Amoni khỏi nước
ăn thế nào?
Giadinh.net - Sau khi Báo GĐ&XH có bài phản ánh về tình trạng nguồn nước
ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị nhiễm Asen (thạch tín) và Amoni, nhiều
độc giả đã gọi điện đến đường dây nóng đề nghị Báo cung cấp biện pháp phát hiện
và xử lý nguồn nước nhiễm độc này.


Phát hiện độc tố

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, GS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hoá, Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên (ĐHQGHN) khẳng định: Không thể phát hiện được độc chất Amoni hay
Asen có trong nguồn nước bằng mắt thường, vì Asen là một nguyên tố hoá học
không màu, không mùi.

Theo TS Côn, người dân có thể phát hiện nguồn nước hiện đang sử dụng có bị
nhiễm độc chất Asen hay không bằng cách thử test nhanh với một dụng cụ thử có
tên gọi là test Asen hoặc Arsen check, hiện đang được bán tại một số công ty
hoá chất, hoặc Phòng phân tích địa chất (Viện Hoá học) và Công ty TNHH Công
nghệ HCTH có trụ sở tại huyện Mỹ Hào, Hưng Yên với giá khoảng 25.000đ/ sản phẩm
test Asen hoặc 38.000đ/Arsen check. Sau khi nhỏ dung dịch từ 7-10 phút, nếu cốc
nước thử chuyển màu vàng đục thì nguồn nước đã bị nhiễm độc.

Theo quy định của Bộ Y tế, nồng độ Asen trong nước không được vượt quá 0,01mg/l
lít nước ăn. Tuy nhiên, nếu muốn biết nồng độ nhiễm Asen trong nguồn nước sau
khi thử test nhanh là bao nhiêu, thì người dân cần phải đến Phòng phân tích của
Viện Địa chất (Viện Khoa học Công nghệ) để thử. Do nồng độ Asen nhiễm trong
nguồn nước thay đổi theo mùa, nên phải kiểm tra nước theo định kỳ từ 4 - 6
tháng 1 lần.

Cũng theo GS.TS Trần Hồng Côn, sử dụng nước nhiễm Asen trong một thời gian dài
có thể gây ngộ độc hoặc ung thư gan, phổi, da hoặc khuyết tật bẩm sinh. Tài
liệu của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho thấy, người uống nước nhiễm Asen
quá mức cho phép dễ mắc các bệnh ung thư, tiêu chảy, thuỷ đậu và nhất là ung
thư da. Nếu dùng nguồn nước nhiễm Asen ở nồng độ 0,1mg/lít, sẽ dẫn đến hệ tuần
hoàn bị đầu độc.

Ngộ độc Asen có hai dạng: Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Dấu hiệu của
ngộ độc cấp tính thường có triệu chứng giống như bệnh tả: Nôn mửa, đau bụng,
tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím,
bí tiểu và có thể tử vong; Ngộ độc mãn tính xảy ra do tích luỹ liều lượng nhỏ
Asen trong thời gian dài. Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước
uống và không khí. Việc phát hiện người nhiễm Asen mạn tính rất khó do triệu
chứng của bệnh phải từ 5- 15 năm sau mới xuất hiện.

Về tác hại của nguồn nước nhiễm Amoni, TS Lê Văn Cát (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) cho rằng, bản thân chất Amoni không gây hại trực tiếp cho cơ thể
người mà chỉ ảnh hưởng xấu đối với sự sống của các loài vật dưới nước như: Tôm,
cá... Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước, Amoni chuyển
hoá thành nitrit và nitrat. Nitrit là chất rất độc hại cho cơ thể, có thể gây
ung thư.

Những biện pháp loại bỏ Asen, Amoni khỏi nước ăn

Theo GS.TS Trần Hồng Côn, cách đây nhiều năm, ông và các cộng sự tại Khoa Hoá,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu và áp dụng thành công thiết bị xử lý
Asen trong nước sinh hoạt bằng đất sét, đá ong, đá son.

Thiết bị này được cấu tạo như chiếc bình lọc nước thông thường, gồm: Một chiếc
thùng có 2 ngăn bằng inox. Ngăn thứ nhất (đầu vào) chứa một cột lọc. Khi nước
chảy qua cột lọc, Asen trong nước bị ôxy hoá, các hạt đất sét, đá ong và đá son
sẽ biến tính trong đó để giữ lại Asen. Người dân có thể yên tâm sử dụng nước
sạch ở thùng thứ hai. Mỗi năm, thay cột lọc một lần.

Theo GS.TS Côn, thiết bị này đã được thử nghiệm để lọc giếng khoan tại khu vực
tập thể 51 Cảm Hội (phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong 10 ngày liên
tục và cho kết quả: Trước khi nước lọc, nồng độ Asen trong nước giao động từ
0,186-0,189mg/1 lít nước vào mùa khô. Sau khi đưa vào bình lọc, tỉ lệ Asen
trong nước còn nhỏ hơn 0,01mg/lít, dưới giới hạn của Bộ Y tế về tiêu chuẩn của
Asen trong nước ăn.

Cuối năm 2008, công nghệ loại bỏ chất Asen trong nước sinh hoạt của GS.TS Trần
Hồng Côn và cộng sự đã được một công ty chuyên về xử lý nước công nghệ cao của
Thụỵ Sỹ mua toàn bộ công nghệ vào đưa vào sản xuất thiết bị lọc nước sử dụng
trong gia đình với tên gọi là Arsen FREE có giá bán khoảng 1.600.000đ/bình.

Ngoài phương pháp loại bỏ Asen bằng đất sét, đá ong và đá son như trên một biện
pháp khác có thể áp dụng dễ dàng tại nông thôn là sử dụng bể lọc có giàn mưa và
cát vàng dầy khoảng 40- 60cm. Biện pháp này đang được một số hộ dân ở tỉnh Hà
Nam lắp đặt thí điểm dưới sự hỗ trợ của Unicef, kết quả cho thấy loại bỏ được
94-99% tỉ lệ Asen có trong nước.

Bác sỹ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho biết,
Asen ngấm vào cơ thể qua đường uống một cách từ từ, không rầm rộ để người bệnh
thấy khác thường mà đi khám ngay. Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm loại nhiễm
độc này thông qua các biểu hiện ngoài da như: Rối loạn sắc tố (có những chấm
nhạt hoặc đậm hơn màu da), dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc như giữa lòng
bàn tay, lòng bàn chân.


Mai Thúy





TT- Tính toán sơ bộ của các nhà khoa học, 1/4 dân số Hà Nội
đang sử dụng nước ăn có hàm lượng amoni vượt xa tiêu chuẩn cho phép.


Luộc thịt mất mùi thơm


Gia đình anh Trần Văn Vinh (P202, ngõ 35, đường Nguyễn Tuân)
đang sử dụng nước ăn uống và sinh hoạt từ Nhà máy nước Hạ Đình. Nước từ vòi
chảy ra trong vắt, vậy mà khi luộc, thịt cứ bị đỏ, mất mùi thơm. Lo lắng, anh
Vinh đem mẫu nước đi xét nghiệm. Rồi tất cả hộ dân trong khu phố đều đem mẫu
nước đi xét nghiệm.


Kết quả, theo TSKH Trần Văn Nhị, trưởng phòng quang sinh học,
Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam), tất cả mẫu nước
trên đều cho thấy nồng độ amoni, nitrit cao hơn mức cho phép nhiều lần. TSKH
Trần Văn Nhị cho biết thêm qua các mẫu nước người dân ở khắp thành phố mang đến
xét nghiệm ở viện, kết quả cho thấy địa bàn đang phải dùng nước máy nhiễm amoni
ở Hà Nội khá rộng.


Phân tích mẫu nước cho thấy hàm lượng amoni trong nước của Nhà
máy nước Tương Mai là 7 - 10mg/l. Nhà máy nước Hạ Đình 10-15mg/l, có lúc lên
đến


40mg/l. Nồng độ amoni trong nước được cung cấp từ Nhà máy nước
Pháp Vân là 25 - 30mg/l, có lúc lên đến 60mg/l. Trong khi đó, tiêu chuẩn vệ
sinh nước ăn uống do Bộ Y tế ban hành yêu cầu hàm lượng amoni không quá 1,5mg/l,
nitrit không quá 3mg/l.


Hiện nay, Hà Nội tiêu thụ khoảng 750.000m3 nước/ngày
đêm. Mười nhà máy nước lớn của Hà Nội cấp 450.000m3/ngày đêm. Trong
đó, bốn nhà máy bị nhiễm amoni cao gồm Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Cáo Đỉnh
(cấp khoảng 120.000m3/ngày đêm).


Tác hại của amoni
vượt ngưỡng


Ở trong nước
ngầm, amoni không thể chuyển hóa được do thiếu oxy. Khi khai thác lên, vi
sinh vật trong nước nhờ oxy trong không khí chuyển amoni thành các nitrat
(NO2-), nitrit (NO3-) tích tụ trong nước ăn. Khi ăn uống nước có chứa nitrit,
cơ thể sẽ hấp thu nitrit vào máu và chất này sẽ tranh oxy của hồng cầu làm
hêmoglobin mất khả năng lấy oxy, dẫn đến tình trạng thiếu máu, xanh da. Vì
vậy, nitrit đặc biệt nguy hiểm cho trẻ mới sinh dưới sáu tháng, nó có thể làm
chậm sự phát triển, gây bệnh ở đường hô hấp.


Đối với người
lớn, nitrit kết hợp với các axit amin trong thực phẩm làm thành một họ chất
nitrosamin. Nitrosamin có thể gây tổn thương di truyền tế bào - nguyên nhân
gây bệnh ung thư. Những thí nghiệm cho nitrit vào thức ăn, nước uống của
chuột, thỏ... với hàm lượng vượt ngưỡng cho phép thì sau một thời gian thấy
những khối u sinh ra trong gan, phổi, vòm họng của chúng.



Bên cạnh đó, hầu hết giếng khoan (có phép hoặc không phép) ở
Hà Nội đều có amoni, đặc biệt là các giếng khoan do người dân tự thuê làm tại
địa bàn quận Hoàng Mai, Gia Lâm, Hai Bà Trưng. Hiện đã khẳng định được nước ở
500 giếng khoan tại các trạm cấp nước cục bộ của một số cơ quan đoàn thể... có
nồng độ amoni vượt ngưỡng cho phép. Theo TSKH Trần Văn Nhị, có đến khoảng 1/4
dân số Hà Nội đang sử dụng nước nhiễm amoni cao.


Khó xử lý


Nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn nước bị nhiễm amoni, theo TSKH
Trần Văn Nhị, là do các hợp chất chứa nitơ có trong chất thải trong sinh hoạt
và hoạt động sản xuất được đem thải ra môi trường ngày càng nhiều. Dưới tác
động của các vi sinh vật, chúng chuyển hóa thành amoni (NH4-). Amoni nhờ nước
mưa dần thẩm thấu qua đất, ngấm vào các mạch nước ngầm và nằm yên ở đó cho tới
khi được khai thác lên.


Theo các chuyên gia của phòng quang sinh học Viện Công nghệ sinh
học, nếu không muốn xử lý amoni thì có thể ngừng khai thác nước ngầm và chuyển
sang sử dụng nước mặt. Nhưng thực tế phương án này không khả thi. Hà Nội hiện
có hai dự án lấy nước mặt, xử lý để cấp nước cho dân.


Dự án khai thác nước sông Hồng của Công ty Kinh doanh nước sạch
Hà Nội đang nằm trong giai đoạn báo cáo khả thi và đã nhiều lần lùi ngày cấp
nước. Dự án khai thác nước sông Đà của Vinaconex dự kiến sẽ cấp nước vào năm
2010 với tổng công suất 250.000m3/ngày đêm. Nhưng vào thời điểm đó,
nhu cầu nước sạch của Hà Nội là 1 triệu m3/ngày đêm.


Đã có nhiều cơ quan và đơn vị nghiên cứu tìm cách loại bỏ amoni
trong nước ngầm. Theo TSKH Trần Văn Nhị, trong công nghệ môi trường, khử amoni
là một vấn đề khó. Tại Nhà máy nước Pháp Vân, các cán bộ khoa học Trường đại
học Bách khoa phối hợp với nhà máy chạy thử nghiệm một pilot sinh học công suất
100m3/ngày đêm.


Tuy nhiên, sau khi xử lý, giá nước sẽ tăng lên khoảng năm lần,
từ 2.500 - 3.000 đồng/m3 lên 12.000 - 15.000 đồng/m3. Một
hộ gia đình sử dụng trung bình 2m3/ngày đêm sẽ phải trả tiền nước từ
600.000-1.000.000 đồng/tháng. Chắc hẳn, phương pháp lọc này cũng không thể áp
dụng phổ biến vì có giá quá cao so với thu nhập của người dân.


CẦM VĂN KÌNH








[You must be registered and logged in to see this link.]


Thứ hai, 23/03/2009, 07:57(GMT+7)

Tư vấn gia đình:
Loại bỏ Asen, Amoni khỏi nước ăn thế nào?





Giadinh.net - Sau khi Báo GĐ&XH có bài phản ánh về tình trạng
nguồn nước ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị nhiễm Asen (thạch tín) và
Amoni, nhiều độc giả đã gọi điện đến đường dây nóng đề nghị Báo cung cấp biện
pháp phát hiện và xử lý nguồn nước nhiễm độc này.


> [You must be registered and logged in to see this link.]


> Một số nhà máy nước Hà Nội nhiễm độc: Tranh cãi phương pháp
thử

> [You must be registered and logged in to see this link.]





Phát hiện độc tố



Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, GS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hoá, Trường ĐH Khoa
học Tự nhiên (ĐHQGHN) khẳng định: Không thể phát hiện được độc chất Amoni hay
Asen có trong nguồn nước bằng mắt thường, vì Asen là một nguyên tố hoá học
không màu, không mùi.





Theo TS Côn, người dân có thể phát hiện nguồn nước hiện đang
sử dụng có bị nhiễm độc chất Asen hay không bằng cách thử test nhanh với một
dụng cụ thử có tên gọi là test Asen hoặc Arsen check, hiện đang được bán tại
một số công ty hoá chất, hoặc Phòng phân tích địa chất (Viện Hoá học) và Công
ty TNHH Công nghệ HCTH có trụ sở tại huyện Mỹ Hào, Hưng Yên với giá khoảng
25.000đ/ sản phẩm test Asen hoặc 38.000đ/Arsen check. Sau khi nhỏ dung dịch từ
7-10 phút, nếu cốc nước thử chuyển màu vàng đục thì nguồn nước đã bị nhiễm độc.







Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image001

Test thử nhanh nước nhiễm Asen
có giá khoảng 38.000đ.






Theo quy định của Bộ Y tế, nồng độ Asen trong nước không được vượt quá 0,01mg/l
lít nước ăn. Tuy nhiên, nếu muốn biết nồng độ nhiễm Asen trong nguồn nước sau
khi thử test nhanh là bao nhiêu, thì người dân cần phải đến Phòng phân tích của
Viện Địa chất (Viện Khoa học Công nghệ) để thử. Do nồng độ Asen nhiễm trong
nguồn nước thay đổi theo mùa, nên phải kiểm tra nước theo định kỳ từ 4 -
6 tháng 1 lần.



Cũng theo GS.TS Trần Hồng Côn, sử dụng nước nhiễm Asen trong một thời gian dài
có thể gây ngộ độc hoặc ung thư gan, phổi, da hoặc khuyết tật bẩm sinh. Tài
liệu của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho thấy, người uống nước nhiễm Asen
quá mức cho phép dễ mắc các bệnh ung thư, tiêu chảy, thuỷ đậu và nhất là ung
thư da. Nếu dùng nguồn nước nhiễm Asen ở nồng độ 0,1mg/lít, sẽ dẫn đến hệ tuần
hoàn bị đầu độc.



Ngộ độc Asen có hai dạng: Ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. Dấu hiệu của
ngộ độc cấp tính thường có triệu chứng giống như bệnh tả: Nôn mửa, đau bụng,
tiêu chảy liên tục, khát nước dữ dội, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím,
bí tiểu và có thể tử vong; Ngộ độc mãn tính xảy ra do tích luỹ liều lượng nhỏ
Asen trong thời gian dài. Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước
uống và không khí. Việc phát hiện người nhiễm Asen mạn tính rất khó do triệu
chứng của bệnh phải từ 5- 15 năm sau mới xuất hiện.



Về tác hại của nguồn nước nhiễm Amoni, TS Lê Văn Cát (Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam) cho rằng, bản thân chất Amoni không gây hại trực tiếp cho cơ thể
người mà chỉ ảnh hưởng xấu đối với sự sống của các loài vật dưới nước như: Tôm,
cá... Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước, Amoni chuyển
hoá thành nitrit và nitrat. Nitrit là chất rất độc hại cho cơ thể, có thể gây
ung thư.



Những biện pháp loại bỏ Asen, Amoni khỏi nước ăn



Theo GS.TS Trần Hồng Côn, cách đây nhiều năm, ông và các cộng sự tại Khoa Hoá,
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã nghiên cứu và áp dụng thành công thiết bị xử lý
Asen trong nước sinh hoạt bằng đất sét, đá ong, đá son.






Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image002
Sản phẩm loại bỏ Asen trong nước theo công nghệ của GS.TS Trần Hồng
Côn.






Thiết bị này được cấu tạo như chiếc bình lọc nước thông thường, gồm: Một chiếc
thùng có 2 ngăn bằng inox. Ngăn thứ nhất (đầu vào) chứa một cột lọc. Khi nước
chảy qua cột lọc, Asen trong nước bị ôxy hoá, các hạt đất sét, đá ong và đá son
sẽ biến tính trong đó để giữ lại Asen. Người dân có thể yên tâm sử dụng nước
sạch ở thùng thứ hai. Mỗi năm, thay cột lọc một lần.



Theo GS.TS Côn, thiết bị này đã được thử nghiệm để lọc giếng khoan tại khu vực
tập thể 51 Cảm Hội (phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong 10 ngày liên
tục và cho kết quả: Trước khi nước lọc, nồng độ Asen trong nước giao động từ
0,186-0,189mg/1 lít nước vào mùa khô. Sau khi đưa vào bình lọc, tỉ lệ Asen
trong nước còn nhỏ hơn 0,01mg/lít, dưới giới hạn của Bộ Y tế về tiêu chuẩn của
Asen trong nước ăn.



Cuối năm 2008, công nghệ loại bỏ chất Asen trong nước sinh hoạt của GS.TS Trần
Hồng Côn và cộng sự đã được một công ty chuyên về xử lý nước công nghệ cao của
Thụỵ Sỹ mua toàn bộ công nghệ vào đưa vào sản xuất thiết bị lọc nước sử dụng
trong gia đình với tên gọi là Arsen FREE có giá bán khoảng 1.600.000đ/bình.



Ngoài phương pháp loại bỏ Asen bằng đất sét, đá ong và đá son như trên một biện
pháp khác có thể áp dụng dễ dàng tại nông thôn là sử dụng bể lọc có giàn mưa và
cát vàng dầy khoảng 40- 60cm. Biện pháp này đang được một số hộ dân ở tỉnh Hà
Nam lắp đặt thí điểm dưới sự hỗ trợ của Unicef, kết quả cho thấy loại bỏ được
94-99% tỉ lệ Asen có trong nước.



Bác sỹ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho
biết, Asen ngấm vào cơ thể qua đường uống một cách từ từ, không rầm rộ để
người bệnh thấy khác thường mà đi khám ngay. Tuy nhiên, có thể nhận biết sớm
loại nhiễm độc này thông qua các biểu hiện ngoài da như: Rối loạn sắc tố (có
những chấm nhạt hoặc đậm hơn màu da), dày sừng ở những vùng da ít tiếp xúc như
giữa lòng bàn tay, lòng bàn chân.





Mai Thúy








Giải pháp khử Nito Amoni trong nước sinh hoạt khu Nam hà nội



Giải pháp khử nitơ amôn trong nước ngầm tại khu vực phía nam
Hà Nội
26/12/2009 Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image003

Ô nhiễm nitơ amôn trong nước ngầm tại khu vực phía Nam Hà Nội, tìm giải pháp xử
lý thích hợp đang là các vấn đề bức xúc của các nhà quản lý, cơ quan chức năng,
các nhà khoa học và của người dân sống tại khu vực.


Đề tài nghiên cứu mô hình và đề xuất phương án khả thi xử lý sinh học nitơ amôn
trong nước ngầm Hà Nội đã được tiến hành nghiên cứu trên mô hình thực nghiệm
trong phòng thí nghiệm và kiểm chứng vớ i nước ngầm thực tế tại nhà máy nước
Pháp Vân. Đề tài nghiên cứu khả năng ứng dụng các vật liệu lưu giữ vi sinh vật
dạng lưới sợi acrylic của Nhật và sợi polyeste ép thành tấm sản xuất tại Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu đã được hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ
cấp Bộ đánh giá cao về khả năng ứng dụng và triển khai thực tế. Một phần các
kết quả nghiên cứu của đề tài được thực hiện bởi nhóm sinh viên nghiên cứu khoa
học do tác giả hướng dẫn đã được nhận giải Nhì cuộc thi Giải thưởng Sáng tạo
Khoa học công nghệ Việt Nam
- Vifotech 2008.
Công nghệ và các kết quả nghiên cứu
Gần đây đã có nhiều nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm nitơ
amôn trong nước ngầm Hà Nội. Kết quả cho thấy xử lý sinh học là công nghệ có
tính khả thi. Ứng dụng vật liệu sợ i acrylic nhập ngoại làm giá thể vi sinh có
khả năng thu nhỏ khối tích công trình và đạt được hiệu suất nitrat hóa nitơ
amôn cao. Dây chuyền công nghệ kết hợp hai quá trình nitrat hóa - khử nitrat
(Hình 1a) có khả năng khử hoàn toàn nitơ amôn trong nước ngầm tạ i khu vực Pháp
Vân, etanol là nguồn cacbon thích hợ p để bổ sung trong công đoạn khử nitrat
[4]. Tuy nhiên, để đưa dây chuyền công nghệ nêu trên vào ứng dụng thực tế, còn
một số vấn đề tồn tại cần xem xét: Vật liệu lưu giữ bùn trong các nghiên cứu
trên là sợi tổng hợp acrylic nhập ngoại, chưa có tạ i Việt Nam nên giá thành
cao, gây khó khăn khi sử dụng và thay thế. Lượng cacbon hữu cơ dư từ quá trình
khử nitrat gây tái ô nhiễm nước. Kết quả nghiên cứu triển khai trong phòng thí
nghiệm và kiểm chứng với nước ngầm thực tế (hình 4) của đề tài cho thấy: Vật
liệu lưu giữ bùn mới dạng sợi Polyeste ép thành tấm có các đặc tính: nhẹ, thấm
nước, bền trong môi trường ngậm nước, được gia công tạ i Việt Nam và dễ dàng
cắt, ghép theo nhiều hình thức khuôn mẫu phù hợp với điều kiện thực tế của từng
công trình, khả năng lưu giữ vi sinh vật tốt tương đương với vật liệu lưới sợi
Acrylic của Nhật. Sử dụng vật liệu Polyeste sợi ép không yêu cầu các công tác
vận hành phức tạp như thông tắc rửa lọc.
Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image004


Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image005



Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image006






Xử lý Amoni trong nước cấp Clip_image007


Việc ứng dụng các loại vật liệu trên để xử lý sinh học nitơ
amôn trong nước ngầm Hà Nội đạt hiệu suất cao và ổn định đảm bảo khử được nitơ
amôn trong nước đáp ứng yêu cầu do Bộ Y tế ban hành < 1,5 mg/l. Các phương
án cải tạo và bổ sung cho dây chuyền công nghệ xử lý nước tại các trạm cấp nước
trên địa bàn Hà Nội đã được đề xuất:


  • Đối với nguồn nước ngầm có
    mức độ ô nhiễm nhẹ và trung bình (nồng độ nitơ amôn < 11 mg/l) chỉ cần
    bổ sung công đoạn nitrat hóa (hình 3a). Ứ ng dụng các vật liệu trên sẽ đáp
    ứng được khả năng nitrat hóa hoàn toàn nitơ amôn đạt tải lượng tối đa là
    750 g NH4-N/m3.ngđ;
  • Đối với nguồn nước có mức độ
    ô nhiễm nặng (nồng độ nitơ amôn > 11 mg/l) cần tiến hành khử triệt để
    nitơ amôn theo dây chuyền nêu trên hình 3b, etanol là nguồn các bon thích
    hợp cho công đoạ n khử nitrat.



Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
cũng đã đề xuất được các thông số thiết kế và vận hành cơ bản nhằm đảm bảo khả
năng vậ n hành ổ n định của mô hình với hiệu suất khử nitơ đáp ứng yêu cầu do
Bộ Y tế ban hành. Xử lý nitơ amôn theo sơ đồ công nghệ khử nitrat - nitrat hoá
có dòng tuần hoàn (hình 1. b) có ưu điểm là quản lý được lượng cacbon hữu cơ dư
từ quá trình khử nitrat, không gây tái ô nhiễm nước sau xử lý; DO là chỉ tiêu
vậ n hành quan trọng trong quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Để đạt được hiệu
quả xử lý nitơ cao, cần duy trì nồng độ DO trong bể nitrat hoá ở mức 3 - 3,5
mg/l và trong bể khử nitrat ở mức 0,6 - 1 mg/l. Với công nghệ kết nối 2 quá
trình khử nitrat - nitrat hóa trên bằng dòng tuần hoàn thì cầ n thiết kế 1 bể
hoặc ngăn trung gian nhằm quản lý và duy trì DO trong bể khử nitrat ở mức thấp.

Đề xuất phương án công nghệ nâng cao hiệu suất khử nitơ tại Nhà máy nước Nam

Qua khảo sát thực tế dây chuyền công nghệ xử lý nitơ amôn tại Nhà máy nước Nam
Dư có thể thấ y rằng, để xử lý nitơ amôn (6 - 8 mg/l) trong nước ngầm được khai
thác tại khu vực Nam Dư, dây chuyền công nghệ hiện hành của nhà máy (hình 3 a)
là hợp lý. Nhà máy sử dụng vật liệu lưu giữ vi sinh vật dạng hạt nhự a (hình 5)
trong công đoạn nitrat hóa nhằm khử nitơ amôn trong nước ngầm. Tuy nhiên, hiệu
suất xử lý vẫn không đảm bảo ổn định khi vận hành với công suất thiết kế của
nhà máy là 60.000 m3/ngđ. Nguyên nhân do khả năng lưu giữ vi sinh vật của vật
liệu hạt nhựa có hạn không đảm bảo duy trì nồng độ vi sinh vật tối ưu trong hệ
thống.
Với tổng dung tích khối bể nitrat hóa của Nhà máy nước Nam Dư hiện nay là 1.724
m3, nồng độ NH4-N tính toán tối đa là 14,5 mg/l, khi vận hành với công suất
60.000 m3/ngđ, tải lượng NH4-N tối đa qua khối công trình này là 504,6
gNH4-N/m3.ngđ nhỏ hơn so với tải lượng giới hạn tính toán được từ các kết quả
nghiên cứu là 750g NH4-N/m3.ngđ. Điều này cho thấy, nếu thay thế vật liệu hạt
nhựa bằng các vật liệu polyeste sợi ép, khối bể nitrat hóa của Nhà máy nước Nam
Dư vẫn có khả năng xử lý hoàn toàn NH4-N khi vận hành với công suất vận hành
60.000 m3/ngđ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo cáo kết quả vận hành pilot xử lý N-Amoni tại nhà
máy nước Pháp Vân. Trung tâm Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững,
Trường ĐHKHTN - Đại học Quốc gia, Hà Nội tháng 3/2002.



2. Lều Thọ Bách và Trần Hiếu Nhuệ “Ứng dụng vật liệu sợi
tổng hợp acryl làm vật lưu giữ bùn nhằm xử lý sinh học nitơ ammôn trong nước
ngầm Hà nội”, Tạp chí Khoa Học và Công nghệ



Xây dựng, Bộ Xây dựng, số 12/2005.


3. Lều Thọ Bách và Trần Hiếu Nhuệ “Nghiên cứu xử lý sinh
học Nitơ Amôn trong nước ngầm Hà Nội”, Kỷ yếu hội thảo Phát triển thành phố
Xanh trên lưu vực sông, TP. HCM, 2005.



4. Lều Thọ Bách và cộng sự , “Nghiên cứu xử lý sinh học
nitơamôn trong nước ngầm bị ô nhiễm tại khu vực Pháp Vân”, Báo cáo Hội nghị
KHCN lần thứ 14, ĐHXD, 2006.






TS. Lều Thọ Bách


Viện Khoa học và Kỹ
thuật Môi trường


Đại học Xây dựng



hoangquoctai
hoangquoctai

Nam
Tổng số bài gửi : 1
Age : 58
Đến từ : tpHCM
Nghề nghiệp : họa sĩ
Đơn vị công tác : cty chiến thắng
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 29/06/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý Amoni trong nước cấp Empty Re: Xử lý Amoni trong nước cấp

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết