Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 32 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 32 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am
Similar topics

    Những con sông “chết” ở Hà Nội

    Go down

    Những con sông “chết” ở Hà Nội Empty Những con sông “chết” ở Hà Nội

    Bài gửi by Admin 16/8/2008, 12:08 am

    Bốn con sông: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét là những dòng sông thoát nước thải chính của nội thành Hà Nội và từ lâu đã được xem như những con sông “chết”.
    Sông, hồ đều ô nhiễm
    Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, hiện nay tổng lượng nước thải của khu vực nội thành Hà Nội vào khoảng 500 nghìn m3/ngày đêm, trong đó có khoảng 100 nghìn m3 là nước thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, bệnh viện.
    Những con sông “chết” ở Hà Nội Images1607553_DA_ToLich%5B1%5D

    Tất cả lượng nước thải này đổ vào 4 con sông thoát nước chính của Hà Nội là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét. Vì thế, dù những con sông này đã được kè hai bên bờ nhưng vẫn bị ô nhiễm nặng.



    Như sông Tô Lịch vào mùa khô, hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn tiêu chuẩn cho phép trung bình là 2,3 lần; oxy sinh học, hóa học, hàm lượng chất rắn; hàm lượng sắt đều tăng vọt, vượt tiêu chuẩn.



    Đánh giá chung của Chi cục này là “chất lượng bốn dòng sông này, các kênh tiêu thoát và cả các cống ngầm đều đang bị ô nhiễm nặng; đầy các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật, dầu mỡ, nước có màu đen, mùi hôi thối, đặc biệt vào mùa khô”.

    Các con sông thoát nước hiện nay đều là sông chết, không có nguồn cung cấp nước bổ sung, độ dốc lại nhỏ khiến tốc độ chảy chậm. Riêng mùa khô, các con sông này chỉ nhận nguồn nước là nước thải sinh hoạt và công nghiệp của thành phố, nên không có khả năng tự làm sạch.



    Các hồ chứa nước và hồ điều hòa cũng không khá khẩm hơn. Có 18 hồ đã được quan trắc và phân tích chất lượng mặt nước. Qua đó cho thấy, đa số các hồ đều bị ô nhiễm bởi nước thải và trầm tích, với độ sâu bùn có khi lên đến 1,5m.

    Hiện nay, lưu lượng nước thải chảy vào đã vượt quá khả năng tự làm sạch của các hồ, khiến chúng có hiện tượng bị phú dưỡng (nước bị phú dưỡng có mùi khó chịu và màu nước xanh rêu có nhiều bọt, nước thiếu oxy nghiêm trọng làm cho thực vật thủy sinh có thể bị chết hàng loạt...).


    Mùa mưa, hồ nhiều nước còn đỡ nhưng mùa khô thì chất lượng nước ít ỏi còn lại các hồ rất ô nhiễm, cộng thêm các kiểu đổ rác, đổ đất lấn chiếm, càng làm thu hẹp diện tích mặt nước các hồ.

    Các kiểu nước thải “giết” sông, hồ

    Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội ch biết, đầu tiên là nước thải công nghiệp, dù thải ra hàng chục nghìn, thậm chí là cả trăm nghìn m3/ngày đêm, nhưng lượng nước đã qua xử lý chỉ vào khoảng 1/3. Nguyên nhân, do phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải. Hà Nội có hàng nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chưa có hệ thống xử lý kiểu này. Kể cả 6 khu công nghiệp tập trung mới xây dựng gần đây thì chỉ có khu công nghiệp Bắc Thăng Long có hệ thống xử lý nước thải tập trung.


    Tiếp đến là nước thải sinh hoạt, tổng lượng nước loại này lên đến 400 nghìn m3/ngày đêm. Thành phố cũng có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với tổng công suất 48.500 m3/ngày đêm; còn lại phần lớn chúng được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào các tuyến cống chung, hoặc kênh, mương, ao hồ.


    Nguy hại nhất là nước thải bệnh viện. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 91 bệnh viện và trung tâm y tế quận, huyện cùng các cơ sở y tế nhỏ. Chỉ kiểm tra 32 bệnh viện lớn đã thấy tổng lượng nước thải bệnh viện là trên 6 nghìn m3/ngày đêm; có khoảng 1 nửa số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải còn lại cứ “thiên nhiên” chảy thẳng ra hệ thống thoát nước chung, gây ô nhiễm nghiêm trọng với máu mủ bệnh nhân và các loại vi khuẩn.

    *
    Đỗ Minh
    (theo Vetnamnet)
    Admin
    Admin
    Admin
    Admin

    Nam
    Tổng số bài gửi : 523
    Đến từ : Hà Nội
    Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
    Đơn vị công tác : ---
    Points : 1037
    Reputation : 205
    Registration date : 27/03/2008

    http://ikinhdoanh.com

    Về Đầu Trang Go down

    Về Đầu Trang

    - Similar topics

     
    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết