Tìm kiếm
Đăng Nhập
New topics
Most active topics
Thống Kê
Hiện có 3 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 3 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am
3 rôbốt trị giá 45 tỉ đồng mắc kẹt dưới lòng đất
Trang 1 trong tổng số 1 trang
3 rôbốt trị giá 45 tỉ đồng mắc kẹt dưới lòng đất
3 rôbốt trị giá 45 tỉ đồng mắc kẹt dưới lòng đất Lao Động số 141 Ngày 23/06/2008 Cập nhật: 8:17 AM, 23/06/2008 | ||||
Việc trục vớt những con rôbốt này đang gặp trở ngại rất lớn, bởi phải mất ít nhất vài tháng và kinh phí trục vớt tốn hơn cả giá trị của rôbốt. Rôbốt sa lầy Mỗi rôbốt trị giá khoảng 1 triệu USD - là thiết bị (dài khoảng 10m, nặng vài chục tấn) dùng để kích ngầm và lắp đặt các cống cấp - thoát nước ống có đường kính 1.500 - 3.000mm ở độ sâu vài chục mét dưới lòng đất. Theo ông Trương Khắc Hoành - Phó Tổng GĐ Cty cổ phần BOO Thủ Đức - tiến độ phát nước công suất 300.000m3/ngày vào đầu tháng 9.2008 của dự án sẽ bị chậm lại. Một trong những nguyên nhân là do một rôbốt vừa bị mắc kẹt và chết gí dưới đáy sông Sài Gòn (đoạn từ Q.2 vượt sông qua KCX Tân Thuận - Q.7). Trong quá trình thi công đường ống cấp nước chính vượt sông Sài Gòn được 1/2 chặng đường thì xảy ra sự cố gãy mối hàn đường ống, làm rôbốt nằm lại luôn dưới đáy sông. Tương tự, Dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (gọi tắt Nhiêu Lộc - Thị Nghè), ít nhất đã ba lần xảy ra sự cố rôbốt bị kẹt dưới lòng đất, và đến nay vẫn còn 2 rôbốt chưa được trục vớt lên. Bà Phan Hoàng Diệu - GĐ Ban QLDA Nhiêu Lộc - Thị Nghè - cho biết, cách đây chưa lâu, sau khi liên danh nhà thầu TMEC& CHEC 3 (Trung Quốc) thi công kích ngầm được 180/410m dài cống thoát nước có đường kính 3.000mm, ở độ sâu 40m (đoạn vượt sông Sài Gòn, nối bờ Q.Bình Thạnh với Q.2), thì rôbốt không thể hoạt động tiếp do gặp phải địa chất phức tạp. Nằm trong gói thầu số 7 thuộc dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, một rôbốt dài khoảng 10m sắp hoàn thành nhiệm vụ kích ngầm (đoạn cống đường kính 3.000mm, sâu 20m) đến miệng giếng S32 (đoạn sông gần Thảo Cầm viên Sài Gòn) thì bị chết gí dưới đáy sông.
Đối với rôbốt thi công tuyến ống cấp nước BOO Thủ Đức bị mắc kẹt, đã khiến nhà thầu mất trắng thiết bị trị giá khoảng 1 triệu USD, chưa kể đoạn ống có đường kính 1.800mm đã thi công xong đành phải bỏ. "Muốn trục vớt rôbốt lên phải đào đáy sông. Nhưng sông sâu hơn 20m và đây lại là luồng hàng hải quan trọng của thành phố có nhiều tàu thuyền qua lại, nên không thể ngăn sông để đào - trục rôbốt" - ông Trương Khắc Hoành giải thích lý do bỏ luôn hơn 200m đường ống đã thi công và rôbốt trị giá cả triệu USD. Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, các đơn vị đang tính toán thay đổi phương án thi công từ kích ngầm sang phương án kéo đoạn ống qua sông, sau đó đánh chìm xuống đáy và chôn sâu khoảng 3m. Cùng chung số phận, rôbốt đường kính 3.000mm của dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè mắc kẹt ở đoạn sông Sài Gòn (giữa bờ Q.Bình Thạnh và Q.2) cũng mất trắng. Theo bà Phan Hoàng Diệu - GĐ Ban QLDA Nhiêu Lộc - Thị Nghè - không thể trục vớt rôbốt để tiếp tục thi công theo phương án cũ, bởi ở độ sâu 40m nếu trục vớt chắc chắn ảnh hưởng giao thông thuỷ, mất nhiều thời gian và tốn kém kinh phí lớn. Riêng rôbốt gặp sự cố tại khu vực Thảo Cầm viên Sài Gòn - do nằm ngay vị trí rạch Thị Nghè không ảnh hưởng nhiều đến giao thông thuỷ, hơn nữa vị trí xảy ra sự cố sát ngay cạnh thành giếng S32 - nên các đơn vị quyết định trục vớt rôbốt để tiếp tục hoàn tất lắp đặt đoạn cống ngắn còn lại. Tuy nhiên, thời gian khắc phục xong sự cố dự kiến phải dài đến tháng 1.2009. Hơn thế, kinh phí trục vớt rôbốt, khắc phục sự cố này tốn kém kinh khủng, chỉ riêng số tiền cừ thép hình lá sen đóng xung quanh vị trí rôbốt bị mắc kẹt đã tiêu tốn 15-16 tỉ đồng, tức gần bằng giá trị của rôbốt. Qua các sự cố trên, hiện các chủ đầu tư, nhà thầu đang sử dụng những rôbốt để thi công kích ngầm các đường ống ở độ sâu vài chục mét luôn đau đầu và thấp thỏm lo sợ về tình trạng rôbốt sa lầy dưới lòng đất. Bởi lẽ, những rôbốt gặp phải sự cố dưới lòng đất không chỉ làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án, mà còn gây thiệt hại về tài chính cũng như việc khắc phục trục vớt rôbốt cực kỳ phức tạp, tốn kém. Trần Phan |
aquazur- Lắng thứ cấp
- Tổng số bài gửi : 144
Points : 1711
Reputation : 22
Registration date : 09/05/2008
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|
» why no post for so long in forum?
» the application of ozone in drinking water disinfection?
» Hoàng Anh Mall - Thiết Bị Đo Lường Top 1 Việt Nam
» Chuyên lắp đặt hệ thống Quan trắc nước thải online chỉ tiêu Lưu lượng kênh hở
» Chuyên lắp đặt Hệ thống Quan trắc nước thải tự động chỉ tiêu DO online
» Chuyên lắp đặt Hệ thống Quan trắc nước thải tự động đo chỉ tiêu SS online
» Chuyên lắp đặt Hệ thống quan trắc nước thải tự động đo chỉ tiêu tổng phospho online
» Hệ thống quan trắc nước thải tự động chỉ tiêu đo tổng ni tơ online
» Thiết bị Lấy mẫu nước thải tự động cho Hệ thống quan trắc nước online