Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 59 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 59 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Mặc cả khí thải, trái đất tiếp tục nóng

Go down

Mặc cả khí thải, trái đất tiếp tục nóng Empty Mặc cả khí thải, trái đất tiếp tục nóng

Bài gửi by Admin 19/5/2008, 12:47 am

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, giá trị của thị trường carbon đã tăng gấp đôi trong năm 2007, nhưng điều đáng nói là tình trạng trái đất nóng lên vẫn không được cải thiện.

Mặc cả khí thải, trái đất tiếp tục nóng 14_5
Nơi mua bán quyền gây ô nhiễm

Giá trị của thị trường carbon đã lên đến 64 tỉ đô la Mỹ trong năm 2007 so với 32 tỉ đô la Mỹ trong năm 2006. Nhưng mặc dù tăng giá, vẫn có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường này không tạo ra sự cắt giảm khí thải đáng kể.

Ví dụ điển hình là năm ngoái, giá trị của carbon giao dịch theo cơ chế của Nghị định thư Kyoto đã tăng hơn gấp đôi, đạt mức 13,4 tỉ đô la Mỹ nhưng lượng carbon thải ra chỉ giảm 7%.

Nghị định thư Kyoto đã yêu cầu 37 nước giàu phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình 5% đến trước năm 2012 (so với mức thải năm 1990). Mỗi nước có thể chọn cách thức phù hợp để đạt được mục tiêu đó như đánh thuế carbon, ban hành đạo luật, thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng.

Thị trường carbon ra đời nhằm tạo điều kiện để các công ty mua và bán quyền thải khí bằng cách trao đổi lượng carbon được phép thải ra. Nếu một công ty giảm được lượng khí thải, nó có thể bán phần còn lại trong hạn ngạch trên thị trường carbon. Người mua sẽ là một công ty khác thải khí quá hạn ngạch được phân bổ. Họ phải mua thêm hạn ngạch để tránh bị phạt tiền.

Trên thị trường đó, mức giảm khí thải (CER) có thể mua bán như một thứ hàng hóa mới có giá trị. Chỉ cần có giấy chứng nhận CER bất kể là có nguồn gốc từ quốc gia nào.

Khí thải vẫn tiếp tục gia tăng

Việc buôn bán CER trong các dự án dựa trên cơ sở giảm khí thải theo cam kết của Nghị định thư Kyoto đã tăng lên nhanh chóng trong những năm vừa qua. Riêng khu vực châu Á, quá trình trao đổi mua bán CER đã tăng từ 21% trong các năm 2002-2003 lên đến 51% trong các năm 2003-2004. Như vậy, thị trường châu Á đã dần thay thế châu Mỹ La tinh trong vai trò của đối tượng trao đổi CER chính trên thế giới trong những năm qua.

Hiện nay, các tổ chức cũng như các nước có nhu cầu mua CER lớn nhất là Ngân hàng Thế giới, các công ty của Nhật Bản và một số nước châu Âu, vốn là một trong những thị trường có nhu cầu lớn về CER.

Lợi ích rõ ràng nhất đối với các nước đang phát triển là tạo nguồn thu nhập từ việc bán CER, tùy thuộc vào số lượng và giá cả của các CER có thể bán. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn hưởng được các lợi ích gián tiếp, quan trọng nhất là việc chuyển giao các công nghệ xử lý môi trường cho các lĩnh vực được chọn lọc.

Các nước phát triển lập luận rằng, với các nước đang phát triển như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, việc giao dịch carbon cũng giúp các nước này đẩy mạnh tăng trưởng nhưng theo cách thân thiện với môi trường hơn.

Thị trường carbon ra đời như một trong những động lực quan trọng để giảm lượng carbon, thủ phạm chính khiến trái đất ấm lên. Một trong những ý tưởng chủ chốt đằng sau việc giao dịch carbon chính là những đối tượng gây ô nhiễm đã chọn cách thức dễ dàng nhất và ít tốn kém nhất để giảm lượng khí thải.

Nếu một nước công nghiệp phát triển muốn giữ nguyên lượng khí thải, họ có thể trả tiền cho một nước nghèo hơn để đầu tư vào công nghệ sạch và bằng cách ấy sẽ giảm mức độ ô nhiễm môi trường. Nói cách khác, các nước phát triển đang trả cho nước nghèo hơn một khoản tiền để đền bù lượng khí mà họ thải ra.

Dự kiến, tổng lượng khí thải vào năm 2010 sẽ đạt đến 150 triệu tấn CO2, và đến năm 2020 sẽ lên khoảng 270 triệu tấn.

Hiện tại, kế hoạch mua bán khí thải của châu Âu (European Trading Scheme -ETS) vẫn đi đầu trong thị trường carbon thế giới. Năm 2005, chính phủ của 25 nước liên minh châu Âu (EU) đã phân bổ hạn ngạch cho các nhà máy thuộc những ngành công nghiệp thải nhiều khí carbon như nhà máy điện sử dụng than và dầu, nhà máy hóa chất, bột giấy, xi măng và thủy tinh.

Nguồn : TBKTSG Online Cool
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết