Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 11 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 11 Khách viếng thăm :: 2 Bots

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

+9
phamvanhoa
Nguyễn Hiếu
hinhelip
thu_th89
Luong1986
jujununi
tienbio1618
lethuy
tuancnsh7905
13 posters

Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by tuancnsh7905 5/8/2009, 2:00 pm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CHĂN NUÔI GIA SÚC, GIA CẦM THEO MÔ HÌNH KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI AN GIANG
-----o0o-----




An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Với diện tích tự nhiên là 3.424 km2, dân số 2.083.571 người (2000). Địa hình chủ yếu là đồng bằng phù sa, đây là một bộ phận của Đồng Bằng Sông Cửu Long, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của sông Mekong. Ngoài ra An Giang cũng có một số vùng đồi núi thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.

I. Thực trạng:

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai phì nhiêu, An Giang phát triển rất mạnh về nông nghiệp. Đặc biệt là ngành trồng trọt trong đó có trồng lúa với năng suất cao. Tuy ngành chăn nuôi không phát triển mạnh bằng các tỉnh Đông Nam Bộ, nhưng vẫn phát triển mạnh ở An Giang.

Chăn nuôi ở An Giang chủ yếu là chăn nuôi theo mô hình kinh tế hộ gia đình, chưa có một nông trại chăn nuôi thật sự. Người dân chăn nuôi tự phát để tăng gia sản xuất, tăng nguồn thu nhập. Do đó, đầu tư vào một hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi gia súc, gia cầm đắt tiền là một điều xa xỉ đối với người nông dân An Giang.

Dân số ngày càng tăng, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, càng ngày càng nảy sinh nhiều bất cập, đặc biệt đáng báo động là vấn đề ô nhiễm môi trường sống ngày càng trầm trọng. Với tiêu chí phát triển bền vững đặt ra cho An Giang câu hỏi về việc phải xử lý ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người nói chung và xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi nói riêng, trong đó việc đầu tiên là phải xử lý được môi trường nước thải. Hơn nữa các dịch bệnh thường bùng phát do điều kiện môi trường không đảm bảo, do đó, việc xử lý ô nhiễm môi trường sống càng trở nên bức bách, cần thiết phải xử lý kịp thời.

II. Một số biện pháp giải quyết:

Đã có rất nhiều nghiên cứu, ứng dụng về xử lý ô nhiễm môi trường được thực hiện trên cả nước. Làm sao để các biện pháp giải quyết đến được tay người dân, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân nông thôn? Câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu khoa học giải quyết và đưa ra rất nhiều giải pháp.





1. Hệ thống Biogas:

Biogas là một loại khí đốt sinh học được tạo ra khi phân hủy yếm khí phân thải ra của gia súc. Các chất thải của gia súc được cho vào hầm kín (hay túi ủ), ở đó các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng thành các chất mùn và khí, khí này được thu lại qua một hệ thống đường dẫn tới lò để đốt, phục vụ sinh hoạt của gia đình. Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng. Với khoảng 1,5 triệu đồng chi phí lắp đặt một hệ thống Biogas hoàn toàn phù hợp với điều kiện nông dân. Người nông dân có thể hoàn toàn tiết kiệm được khoản tiền chi phí cho gas đốt.

Hiện nay, một số huyện ở An Giang, đặc biệt ở Phú Tân, hầu hết các nhà chăn nuôi đều có lắp đặt hệ thống Biogas và canh tác theo mô hình VACB (Vườn - Ao - Chuồng - Biogas).

2. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh:

Nước thải từ các trại chăn nuôi chứa rất nhiều nitrogen, phosphorus và những hợp chất vô cơ có thể hoà tan được. Rất khó tách những chất thải này khỏi nước bằng cách quét rửa hay lọc thông thường. Tuy nhiên một số loại cây thủy sinh như bèo lục bình, cỏ muỗi nước có thể xử lý nước thải, vừa ít tốn kinh phí lại thân thiện với môi trường.

- Cây muỗi nước (còn gọi cây cần tây nước) là loại bản địa của vùng Đông Nam Á, thân và lá của nó có thể ăn sống hoặc chín như một loại rau. Nó sinh sản theo cách phân chia rễ và sinh trưởng tốt trong môi trường nước nông cho tới 20cm.

- Cây bèo lục bình (bèo Nhật Bản) có nguồn gốc Nam Mỹ, sinh trưởng và phát triển nhanh, khoẻ và nổi trên mặt nước.

Nước thải từ các chuồng gia súc trước tiên cho chảy vào bể lắng, để chất thải rắn lắng xuống đáy. Sau vài ngày cho nước thải trong chảy vào bể mở có bèo lục bình hoặc cỏ muỗi nước. Mặt nước trong bể được cây che phủ (mật độ khoảng 400 cây/bể). Nếu là bèo lục bình, bể có thể làm sâu tuỳ ý, đối với cỏ muỗi nước thì để nước nông một chút, độ sâu bể xử lý khoảng 30cm. Cỏ muỗi nước cần thời tiết mát mẻ, còn bèo lục bình phù hợp với thời tiết ấm. Kích cỡ của bể tuỳ thuộc vào lượng nước thải cần được xử lý. Ví dụ, chất thải của 10 con gia súc vào khoảng 456 lít, sẽ cần bể mỗi cạnh 6m, sâu 0,5m. Bể phải có tổng khối lượng 18m3 và diện tích bề mặt 36m2. Bể có thể chứa nước thải chuồng nuôi khoảng 30 ngày. Nước thải được giữ trong bể xử lý 10 ngày. Thời gian này, lượng phospho trong nước giảm khoảng 57 - 58%, trong khi 44% lượng nitơ được loại bỏ BOD5 (là phương pháp xác định mức độ vật chất hữu cơ trong nước). Trong thời gian giảm xử lý 10 ngày, BOD5 giảm khoảng 80 - 90%. Những biện pháp xử lý nước thải theo cách này đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu. Nước thải ra sông hồ, suối một cách an toàn mà không cần xử lý thêm.

Ngoài ra, các cây thuỷ sinh này có thể thu hoạch và dùng làm phân hữu cơ. Bản thân chúng có thể trực tiếp làm phân xanh hoặc phân trộn.

3. Zeolit:

Zeolit là loại vật liệu không gây độc đối với người và vật nuôi có ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, chăn nuôi, bảo vệ môi trường... được nghiên cứu và sản xuất thành công bởi các chuyên gia bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội

Zeolite được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng viên xốp từ cao lanh tự nhiên sẵn có ở Việt Nam. Nhờ cấu trúc của cao lanh bị phá vỡ hoàn toàn và tự chúng sắp xếp lại tạo thành lỗ rỗng, nên nó có khả năng hấp phụ các ion kim loại, amoni, chất hữu cơ độc hại lơ lửng trong nước và tự chìm xuống đáy. Khi cải tạo ao, đầm, người sản xuất có thể khai thác chúng để tái chế làm phân bón phục vụ cho việc trồng trọt.

Ngoài ra, người ta còn có thể dùng loại sản phẩm này trộn lẫn với phân bón để tạo ra một loại phân bón phân huỷ chậm, vừa có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón, giữ độ ẩm mà còn có tác dụng điều hòa độ pH cho đất.

Chế phẩm zeolite làm phụ gia thức ăn cho lợn và gà vì khi được trộn vào thức ăn chế phẩm sẽ hấp phụ các chất độc trong cơ thể vật nuôi, tăng khả năng kháng bệnh, kích thích tiêu hóa và tăng trưởng.

4. Dung dịch điện hoạt hóa Anôlít:

Trong tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 vẫn tiếp tục có khả năng tái bùng phát trở lại, đe dọa phát sinh thành dịch bệnh ở người, Viện Công nghệ Môi trường phối hợp với Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y, Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y TW1, Viện Chăn nuôi quốc gia... đã nghiên cứu và khảo nghiệm thành công khả năng sử dụng dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít làm chất khử trùng trong chăn nuôi.

Dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít đã được áp dụng tại nhiều nước tiên tiến như một chất khử trùng hiệu quả cao và "thân thiện với môi trường". Dung dịch này có khả năng khử trùng nước sinh hoạt, bảo quản nông sản, chế biến thủy sản, sản xuất tôm giống, khử trùng trong các cơ sở y tế, chăn nuôi...

Ngoài ra, dung dịch hoạt hóa điện hóa Anôlít có tác dụng diệt virus H5N1 an toàn, không gây độc đối với sinh vật cấp cao, có thể được sử dụng làm dung dịch phun tiêu độc cho các cơ sở chăn nuôi.

Các kết quả nghiên cứu hiệu quả khử trùng của Anôlít trên hiện trường sản xuất, chăn nuôi gia cầm (tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương) cũng đã cho nhận xét: Phương pháp khử trùng nền chuồng bằng Anôlít, có thể áp dụng có hiệu quả đối với chuồng nuôi vừa xuất lứa hoặc đang chuẩn bị đưa vào nuôi lứa mới. Với Anôlít 250 ml/m2, mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí giảm trung bình 2 - 3 bậc, trong khi Coliforms và Salmonella thực tế được loại hoàn toàn. Các thí nghiệm tương tự thực hiện với chất khử trùng Virkon-S 0,5%, cũng cho kết quả tương tự như khi khử trùng bằng Anôlít, song giá thành đắt hơn tới 6 lần so với việc sử dụng Anôlít.

Kết quả khảo sát khả năng khử trùng các dụng cụ chăn nuôi, giết mổ gia cầm như máng uống nước, bàn giết mổ, thớt và rổ đựng của dung dịch Anôlít, cho thấy hiệu lực khử trùng cũng giống như các chất khử trùng phổ biến khác, có hiệu lực khử khuẩn rất cao khi các dụng cụ này trước đó được rửa kỹ bằng xà phòng. Nhưng các chất khử trùng này lại tỏ ra ít hiệu quả khi phải xử lý các dụng cụ có nhiều chất béo trên bề mặt, nhất là khi bề mặt của vật đó không trơn láng.

Một khảo sát khác về khả năng khử trùng nước uống, cho thấy ở nồng độ Clo hoạt tính bằng 1,2mg/lít, Anôlít đã loại trừ hoàn toàn Coliform trong nước uống. Đối với nước thải chăn nuôi và nước thải giết mổ, ở nồng độ Clo hoạt tính 4,5 mg/lít, Anôlít làm giảm mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí xuống từ 4 - 5 bậc, trong khi Coliform bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

Như vậy, cả trong 2 trường hợp khử trùng nước uống và nước thải, Anôlít đều thể hiện khả năng khử trùng tương đương Clorua vôi có cùng nồng độ, nhưng lại không làm cho nước bị nhiễm mùi clo như trong trường hợp xử lý bằng Clorua vôi.

Từ các kết quả trên, cho thấy Anôlít là dung dịch khử trùng chăn nuôi có hiệu lực khử vi sinh cao, đa tác dụng, thân thiện với môi trường và giá thành rẻ.
tuancnsh7905
tuancnsh7905
Qua khâu xử lý cơ học
Qua khâu xử lý cơ học

Tổng số bài gửi : 22
Points : 42
Reputation : 7
Registration date : 18/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by lethuy 11/8/2009, 9:52 pm

Bãi lọc ngầm -----> Tốn đất
Zeolit+Anolit ------> Tốn tiền
Biogas có vẻ hợp lý, vừa ít tốn tiền, lại thu được chất đốt. Không biết các bác nghĩ thế nào nhỉ?
lethuy
lethuy
Qua khâu xử lý cơ học
Qua khâu xử lý cơ học

Nữ
Tổng số bài gửi : 27
Age : 36
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : Kỹ sư MT
Đơn vị công tác : CT VGREEN
Câu nói ưa thích : Water is the lifeblood of the world!
Points : 35
Reputation : 3
Registration date : 23/07/2009

http://www.vgreen.com

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by tuancnsh7905 12/8/2009, 11:14 am

minh thay rat nhieu noi lam biogas roi
nhung hien nay hau nhu ko dap uung ung dc yeu cau do luong thay hang ngay qua lon
bioga hoat dong hieu qua trong vai nam dau, sau do kem dan
tuancnsh7905
tuancnsh7905
Qua khâu xử lý cơ học
Qua khâu xử lý cơ học

Tổng số bài gửi : 22
Points : 42
Reputation : 7
Registration date : 18/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by tienbio1618 11/4/2010, 2:42 pm

biogas ngày càng kém hiệu quả. mọi người nghĩ như thế nào với quy trình: biogas-->keo tụ-->lắng-->bể sục khí-->ao sinh học--khử trùng
tienbio1618
tienbio1618

Nam
Tổng số bài gửi : 3
Age : 39
Đến từ : thanh hóa
Nghề nghiệp : khoa học môi trường
Đơn vị công tác : cty TNHH TM TV Môi Trường Xanh
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 31/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by jujununi 18/5/2010, 3:39 pm

Quy trình như bạn có vẻ hơi nhiều. Mình có 1 dự án trang trại chăn nuôi lợn phải làm DTM, họ chỉ làm biogas rùi sử dụng nước đó 1 phần để nuôi baba, 1 phần nuôi cá và nuôi giun. Số phân ủ được sẽ được tận dụng để trồng cây, hiện nay rất nhiều các trang trại dùng cách này để xử lý nước thải và chất thải chăn nuôi lợn, ít tốn kém và có thể tận dụng triệt để. Tuy nhiên, những sản phẩm nông sản sử dụng loại phân này tuy lớn rất nhanh, quả cũng mọc rất tốt, nhưng không có mùi vị tôt nên chưa có tính ứng dụng nhiều, các bạn có biết cách nào cải thiện tình trạng này không?
jujununi
jujununi

Nam
Tổng số bài gửi : 3
Age : 39
Đến từ : hai phong
Nghề nghiệp : ky su
Đơn vị công tác : gia dinh
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 13/07/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by Luong1986 18/5/2010, 5:07 pm

cách hay nhất là xây dựng bể biogas Xử lý nước thải chăn nuôi lơn 41204
Luong1986
Luong1986
Lắng sơ cấp
Lắng sơ cấp

Nam
Tổng số bài gửi : 71
Age : 37
Đến từ : Thanh Hóa
Nghề nghiệp : Kỹ thuật viên
Đơn vị công tác : Viện kỹ thuật nhiệt đới Việt Nam
Câu nói ưa thích : điều giản dị nhất của những người vĩ đại nhất là họ không ngại làm những gì người ta cho là không đáng.
Points : 89
Reputation : 3
Registration date : 09/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by jujununi 19/5/2010, 9:35 am

Để bể biogas làm việc hiệu quả trong thời gian dài cần có những biện pháp hiệu quả để xử lý lượng phân khổng lồ phát sinh trong quá trình hoạt động. Mà lượng phân này theo thời gian sẽ tăng lên đáng kể.
jujununi
jujununi

Nam
Tổng số bài gửi : 3
Age : 39
Đến từ : hai phong
Nghề nghiệp : ky su
Đơn vị công tác : gia dinh
Points : 3
Reputation : 1
Registration date : 13/07/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by thu_th89 22/5/2010, 9:16 am

theo mình được biết sau khi qua xử lý biogas nước thải vẫn còn ô nhiễm. vậy nên làm gì tiếp theo?
thu_th89
thu_th89

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 34
Đến từ : thanh hoa
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : vien dai hoc mo ha noi
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 21/05/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by hinhelip 28/6/2010, 11:36 am

mình thấy bạn thu_thu89 nói đúng. sau khi xử lý bằng biogas thì nước thải vẫn còn ô nhiễm. mình nghĩ sau bể biogas mình nên làm mô hình đất ngập nước trồng các thực vật thủy sinh. thực vật thủy sinh có thể được tận dụng sinh khối để làm các sản phẩm thủ công hoặc làm thức ăn cho gia súc.... ngoài ra xây dựng một mô hình đất ngập nước cũng có cải tạo cảnh quan, mang lại môi trường cảnh quan mới mẻ trong lành với cây xanh....
hinhelip
hinhelip

Nữ
Tổng số bài gửi : 4
Age : 35
Đến từ : đồng nai
Nghề nghiệp : sinh viên
Đơn vị công tác : đại học nông lâm. tp HCM
Points : 7
Reputation : 4
Registration date : 07/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by Nguyễn Hiếu 4/8/2010, 12:46 am

Hi hi, hôm nay mới vào đăng ký làm thành viên
Tham gia onl cùng mọi người nhé
Về nước thải chăn nuôi lợn (hay heo) thế này.
- Thành phần của nước có nồng độ chất ô nhiễm đặc biệt chất dinh dưỡng (ni tơ và phốt pho rất cao) ni tơ tồn tại chủ yếu ở dạng NH4+ và Ure chưa phân hủy nên mất cân bằng chất. C:N:P.
- Hiệu quả XL của Biogas cũng không phải là cao khoảng 40 - 60% về chất hữu cơ (COD) tùy thuộc vào lưu lượng và từng trường hợp cụ thể nên nồng độ đầu ra của Biogas vẫn rất cao đặc biệt các giá trị dinh dưỡng.
- Để XL chuyện này người ta tiến hành XL hiếu khí các chất bằng xục khí nhân tạo hay làm thoáng tự nhiên, dùng Aroten (dạng đó) có bổ sung thêm cơ chất (nguồn các bon) có thể là C2H5OH hoặc trấu mục, rơm mục đê OXH các hợp chất hữu cơ còn lại và thực hiện Nittrat hóa đưa NH4+ -> NO3-. Rồi lại tiếp tục đề Nitrat hóa bằng phản ứng Huck hay Kent gì đó bằng cách trộn hai dòng nước thải vào và ra để giải phóng N2 tự do.
Các vấn đề này có GS Hạ biết rõ, bạn có thể hỏi thêm GS
Hi hi mình chỉ mạo muội vậy thui
Chúc thành công
TB Đầu tay
Nguyễn Hiếu
Nguyễn Hiếu
Lắng thứ cấp
Lắng thứ cấp

Nam
Tổng số bài gửi : 127
Age : 41
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : Cấp thoái nước và Môi trường nước + khác
Đơn vị công tác : Đại học Xây Dựng
Câu nói ưa thích : Giáo sư Xoay - Cù Trọng Xoay - Xoày Trọng Cu
Points : 246
Reputation : 5
Registration date : 04/08/2010

http://www.epe.edu

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by hinhelip 4/8/2010, 11:09 am

bạn không nghĩ rằng nước thải chăn nuôi mà dùng bể aeroten là tốn chi phí sao??? trong khi ta có thể dùng những phương pháp khác có lợi về kinh tế hơn. những trang trại chăn nuôi nhỏ có đủ điều kiện để xây dựng bể aeroten không?
hinhelip
hinhelip

Nữ
Tổng số bài gửi : 4
Age : 35
Đến từ : đồng nai
Nghề nghiệp : sinh viên
Đơn vị công tác : đại học nông lâm. tp HCM
Points : 7
Reputation : 4
Registration date : 07/10/2009

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty chào A. Tuyên.

Bài gửi by phamvanhoa 4/8/2010, 12:48 pm

thực ra Mr Tuyên nói cũng có lý đúng, nếu cần sử dụng cho 1 trạm lớn ví dụ như ở miền nam(ĐB Sông CL) thì oke. Còn hầu hết chăn nuôi lơn, sử dụng hầm biogas thu khí, nước thải thải ra thì dùng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí +hiếu khí là ok. Aeroten chỉ dùng cho những trạm có công suất cao thì hiệu suất làm việc mới đảm bảo.
phamvanhoa
phamvanhoa
Xử lý hiếu khí
Xử lý hiếu khí

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Age : 37
Đến từ : Nam Định - Hà Nội
Nghề nghiệp : Kỹ sư cấp thoát nước
Đơn vị công tác : công ty TNHH Nước và Vệ sinh Môi trường Việt Nam
Câu nói ưa thích : Giàu vì Vợ, Sang vì Bạn
Points : 239
Reputation : 15
Registration date : 17/09/2009

http://www.viewatsan08.vn

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by Nguyễn Hiếu 4/8/2010, 2:21 pm

Hinhelip Nói mà chả nghĩ cho toàn diện tí nào, chưa biết nghĩ một cách triệt để thì làm sao mà XL nước thải chăn nuôi được, đọc mà ko biết là T dùng chữ Aroten chỉ là 1 dấu phẩy trong một số dấu phẩy ah, chắc chưa được đi đâu xa, chưa được viếng thăm các trang trại từ 5 -7 ngàn đầu heo . Muội có biết ko? người ta sử dụng khoảng 20 cấi Biogas mỗi cái cả vài trăm m3 ý.
Cái tủ tưởng không triệt để của người VN ta trong cả cách quản lý và tư vấn là dẫn tới việc trăm ngàn con sông bị ô nhiễm, kêu cứu đó. Dân thì cứ ôm đầu mà chịu không nghĩ rằng tích tiểu thành đại
Hãy hô cao khẩu hiêu người người xả rác, nhà nhà xả rác xem trong vòng một tháng đường xá sẽ như thế nào?
Nguyễn Hiếu
Nguyễn Hiếu
Lắng thứ cấp
Lắng thứ cấp

Nam
Tổng số bài gửi : 127
Age : 41
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : Cấp thoái nước và Môi trường nước + khác
Đơn vị công tác : Đại học Xây Dựng
Câu nói ưa thích : Giáo sư Xoay - Cù Trọng Xoay - Xoày Trọng Cu
Points : 246
Reputation : 5
Registration date : 04/08/2010

http://www.epe.edu

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by phamvanhoa 4/8/2010, 2:34 pm

Ông T này đề nghị không kích động tinh thần anh em nhé, không là tôi bann luôn đấy.hehehhe.
phamvanhoa
phamvanhoa
Xử lý hiếu khí
Xử lý hiếu khí

Nam
Tổng số bài gửi : 104
Age : 37
Đến từ : Nam Định - Hà Nội
Nghề nghiệp : Kỹ sư cấp thoát nước
Đơn vị công tác : công ty TNHH Nước và Vệ sinh Môi trường Việt Nam
Câu nói ưa thích : Giàu vì Vợ, Sang vì Bạn
Points : 239
Reputation : 15
Registration date : 17/09/2009

http://www.viewatsan08.vn

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty XLNT chan nuoi

Bài gửi by remember0505 6/8/2010, 1:26 pm

Thông thường NT chăn nuôi có hàm lượng Nito rất cao nên xử lý thông thường sẽ không đạt hiệu quả.
Hiện nay người ta thừong ứng dụng chủng vi sinh Anammox để xử lý kết hợp với bể hiếu khí và kỵ khí luôn.
Và dĩ nhiên là trước đó nước thải sẽ được ủ qua hầm Biogas rồi.
remember0505
remember0505

Nam
Tổng số bài gửi : 1
Age : 35
Đến từ : HCM
Nghề nghiệp : Student
Đơn vị công tác : VITTEP
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 06/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by tuancnsh7905 25/8/2010, 10:35 am

theo toi cách tốt nhất hiện nay là xử lý keo tụ > biogas > ao nuôi cá
+ Thu được cạn thải
+ Thu được khí đốt
+ Tảo pháttrierern tốt > cá phát triển nhanh
Tuy nhien cần chú ý đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao nuôi
tuancnsh7905
tuancnsh7905
Qua khâu xử lý cơ học
Qua khâu xử lý cơ học

Tổng số bài gửi : 22
Points : 42
Reputation : 7
Registration date : 18/11/2008

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by leba 27/8/2010, 9:59 am

Theo tôi, nước thải chăn nuôi thường phát sinh từ quy mô hộ gia đình, trang trại lớn thành phần chất thải giàu hợp chất hưu cơ dễ phân hủy sinh học. Do vậy không cần thiết keo tụ chi phí cao, máy móc thiết bị hóa chất thiết bị phức tạp hơn. Tôi xin kiến nghị các anh chị theo quy trình như sau:
nước thải>>biogas>>hố thu kết hợp điều hòa>> bể UASB>>bể Arotank giá thể sơ dừa>> bể lắng >> chăm clorin đường ống> hố thu> Ao, hồ.
Sơ đồ này tôi đã áp dụng thành công.
leba
leba

Nam
Tổng số bài gửi : 4
Age : 35
Đến từ : Thanh Hóa
Nghề nghiệp : Kỹ sư môi trưường
Đơn vị công tác : Công ty TNHH MTV ViNa
Points : 4
Reputation : 1
Registration date : 24/08/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by kimanhnguyen.2212 9/10/2010, 12:09 pm

mình đang lam đồ án về nước thải chăn nuôi.nhưng mình chưa kiếm được các thông số để chọn lưu lượng và đặc điểm nước thải.bạn nào biết gợi ý cho mình nha.cảm ơn nhiều!
kimanhnguyen.2212
kimanhnguyen.2212

Nữ
Tổng số bài gửi : 1
Age : 34
Đến từ : ho chi minh
Nghề nghiệp : sinh vien
Đơn vị công tác : cao dang
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 05/10/2010

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by hayvedaybenanhht82 11/5/2011, 2:02 pm

các bạn nhận xét công nghệ của mình nhé:
sử dụng bể Meetan--bùn mang ra sân phơi rồi đem chôn lấp
hayvedaybenanhht82
hayvedaybenanhht82

Nam
Tổng số bài gửi : 1
Age : 40
Đến từ : ha noi
Nghề nghiệp : ky su
Đơn vị công tác : anh duong
Points : 1
Reputation : 1
Registration date : 11/05/2011

Về Đầu Trang Go down

Xử lý nước thải chăn nuôi lơn Empty Re: Xử lý nước thải chăn nuôi lơn

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết