Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 19 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 19 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Đánh giá chi phí lợi ích từ các khía cạnh can thiệp vệ sinh - môi trường

Go down

Đánh giá chi phí lợi ích từ các khía cạnh can thiệp vệ sinh - môi trường Empty Đánh giá chi phí lợi ích từ các khía cạnh can thiệp vệ sinh - môi trường

Bài gửi by Nguyễn Hiếu 23/5/2011, 10:43 am

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG HẦM BIOGAS TÂN LẬP - ĐAN PHƯỢNG
Sau khi hoàn thành giai đoạn I (2003 – 2006), Dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam đã xây dựng được 27.000 công trình KSH, và mang lại những kết quả to lớn trên các lĩnh vực như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cung cấp nguồn năng lượng sạch và giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. Hiện nay Dự án đang được tiếp tục triển khai giai đoạn II (2007 – 2011). Tuy nhiên, do sự thay đổi về cơ chế tài chính (vì thiếu hụt nguồn vốn ODA) khiến Dự án đang phải đối mặt với một số khó khăn thách thức, thậm chí có nguy cơ phải dừng hoạt động nếu như Dự án không được bổ sung kịp thời nguồn vốn.
Chương trình Khí Sinh Học đã được triển khai và thực hiện từ nhiều năm trước đây nên người dân đã hiểu được lợi ích cơ bản của việc sử dụng Khí Sinh Học.
Đánh giá chung tình hình thực trạng trước khi triển khai dự án: Cần tham khảo và bổ sung thêm theo phiếu điều tra phỏng vấn:
Tân Lập là một xã đất chật người đông, diện tích đất tự nhiên toàn xã có khoảng 5,25 km2. Trong đó diện tích đất canh tác là 390ha. Dân số của xã có tới 12.857 nhân khẩu với 3.050 hộ, mật độ dân số sắp sỉ đạt 2.300 người/km2. Song song với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế Nông nghiệp, Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngành chăn nuôi của xã cũng khá phát triển mạnh mẽ.
Theo tiêu chí toàn xã có trên 1000 hộ chăn nuôi lợn từ 5 con trở lên, trong đó có từ 300 - 350 hộ đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp như “nuôi lợn hướng nạc, lợn thịt, lợn giống” để cung cấp thực phẩm cho thị trường trong và ngoài địa bàn xã.
Chăn nuôi trong hộ gia đình nông dân phát triển đã tạo ra nhiều chất thải trong chăn nuôi gây ra ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân trong cộng đồng dân cư và hạn chế tới sự phát triển chăn nuôi chung của toàn xã do môi trường không đảm bảo dễ gây ra dịch bệnh. Ô nhiễm môi trường bùng phát tại ngay các hộ gia đình, tại thôn xóm, làng xã tạo nên sự bức xúc lớn trong nhân dân và đòi hỏi cần đặt ra những giải pháp cấp thiết giúp bà con nông dân vừa duy trì chăn nuôi sản xuất, vừa giúp cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường.
Tân Lập đang boăn khoăn lo lắng về vấn đề trên thi nhận được sự chỉ đạo triển khai dự án “Xây dựng hầm khí Biogas”. Dự án như là một cơ hội lớn cho địa phương xong cũng đặt ra những thử thách không nhỏ trước một sự tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, một sự thay đổi mới mà đòi hỏi khi triển khai thực hiện cần có những bước đi căn bản và cũ thể, giúp nhân dân dễ dàng đón nhận, thuận tiện cho công tác triển khai dự án.
1. Mục tiêu của dự án:
Phát triển một chương trình khí sinh học bền vững và mang tính thị trường. Đẩy mạnh phát triển công trình khí sinh học quy mô hộ gia đình đảm bảo chất lượng.
Đảm bảo chất lượng lâu bền của tất cả các thiết bị KSH lắp đặt trong dự án. Tối đa hóa lợi ích của thiết bị KSH, đặc biệt sử dụng tối đa bã thải của thiết bị.
Phát triển khả năng công nghệ KSH và tuyên truyền cho việc mở rộng chương trình KSH ở Việt nam.
Tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho công tác phát triển bền vững khí sinh học sau khi dự án kết thúc.
Từ cách thức phổ biến, tuyên truyền những ý nghĩa và mục đích của dự án, ngay trong bước đầu tiếp cận và thay đổi nhận thức của người dân chương trình đã tạo ra được những lợi thế tốt góp phần cho thành công của dự án sau này.
Theo quan điểm và ý kiến của người dân, dự án là một chính sách hợp với lòng dân và được lòng dân. Đây không chi là dự án hỗ trợ người dân phát triển mở rộng chăn nuôi, giúp tiết kiệm chi phí trong gia đình mà còn có tác dụng cải thiện vệ sinh môi trường một cách tối ưu tại các hộ. Giúp những người dân thấy ngay được lợi ích trước mắt và lâu dài khi tham gia chương trình. Đặc biệt với các hộ gia đình đang chăn nuôi với số lượng lớn, lượng chất thải chăn nuôi sinh ra dư thừa cho nông nghiệp và ứ động lại trong mỗi hộ qua các thời điểm chờ mùa vụ nhà nông gây nên nhưng bất cập mà ngay cả người dân cũng muốn thay đổi và cải tiến.
Dự án đã góp phần giúp người dân có thêm điều kiện đẩy mạnh đầu tư cho chăn nuôi với số lượng nhiều mà vẫn đảm bảo các điều kiện vệ sinh, có thêm các lợi thế mới từ chăn nuôi.
Từ những đánh giá hiện trạng tại địa phuơng ban lãnh đạo xã Tân Lập đã nhận thức sâu sắc rằng “Đây là một cơ hội tạo cho địa phương những nguồn lực mới và là sự hỗ trợ tích cực về tài chính kỹ thuật để nhân dân thực hiện chương trình môi trường Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
2. Triển khai dự án
Ngay sau khi có dự án, UBND đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, thành lập ban chỉ đạo mô hình KSH do dồng chí phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, đồng chí chủ tịch hội nông dân xã làm phó ban thường trực, một số ngành đoàn thể và 13 đồng chí thường trực, chi hội trưởng nông dân cơ sở cũng tham gia trong ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo đã tổ chức triển khai các hội nghị nắm bắt tình hình bước đầu và triển khai đến các cơ sở cụm dân cư. Phổ biến rộng rãi đến các đồng chí cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ, triển khai tới các hội nghị quần chúng.
Ban chỉ đạo cùng 13 cơ sở tiến hành điều tra khảo sát đánh giá tình hình nhu cầu bức xúc tại địa phương là vấn đề gì, lý do về kinh tế hay chủ quan về nhận thức tấp quán. Để từ đó tổ chức công tác tuyên truyền, vận động trong các cuộc họp và trên hệ thống truyền thanh của xã. Giúp người dân tiếp cận dự án từng bước một, thự hiện xây dựng 7-8 cụm làm điểm đề vận động toàn dân hưởng ứng và nhân ra diện rộng trong toàn xã. Từ đó cũng cho thấy các bước triển khai của dự án là hết sức thận trọng và có kế hoạch, có phương hướng, thống nhất từ ngay khi dự án mới hình thành.
Địa phương đồng thời kết hợp với huyện hội cử 13 lao động thợ xây đi tập huấn về kỹ thuật hầm biogas tại huyện để những người thợ này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu xây dựng hầm biogas tại địa phương và cũng là cộng tác viên tích cực cho công tác tuyên truyền trong xã, mở ra các lớp tập huấn trong xã, hướng dẫn quy trình xây dựng và sử dụng tới các tầng lớp nhân dân. Bước đầu có tới 1057 lượt người tham dự tổ chức phát tờ rơi và bướm tuyên truyền kỹ thuật cho toàn thề các hội viên nông dân.
Hình 2.1 Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xây dựng và vận hành hầm Biogas
3. Kết quả thực hiện
Với mục tiêu tin tưởng là dự án sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với môi trường, vệ sinh sức khoẻ và đời sống của nhân dân đối với sự phát triển nông nghiệp. Trước hết là đối với sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi trên địa bàn xã. Trong vòng năm năm từ năm 1999 đến 2003 trong toàn xã xây dựng được trên 700 hầm biogas với mức hỗ trợ người dân là 500.000 đồng trền một hầm biogas. (không hoàn lại)
Tại địa phương cũng có một số mô hình chăn nuôi thành công và vẫn duy trì sự phát triển một cách đều đặn.
Đó là: Mô hình chăn nuôi theo trang trại VAC với số lượng hằng trăm đầu lợn, có xử dụng khí ủ hầm Biogas làm nguyên liệu đồt và nước thải đầu ra của hầm được bổ sung nguồn dinh dưỡng cho ao cá. Đó là mô hình nấu rựu nuôi lợn (20 con) và có sử dụng hầm biogas, khí sinh học từ hầm biogas được sử dụng cho các mục đích đun nấu trong gia đình còn nước làm lạnh của hệ thống ngưng tụ rựu lại được sử dụng tuần hoàn như nguồn nước nóng trong gia đình, bã rựu được tận dụng để nuôi lợn phát triển sản xuất và nước thải thoát ra từ hầm bogas được sử dụng chăm bón cho cây ăn quả trong vườn. Đây cũng được coi như một chu trình sản xuất khép kín trong hộ gia đình mà từ đó lượng chất thải đổ ra ngoài môi trường là không đáng kể, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do quá trình đô thị hóa, đặc biệt là từ sau khi Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, giá đất thổ cư cũng như giá đất nông nghiệp tại địa phương tăng lên khá cao, đặc biệt là đất thổ cư. Chính vì vậy mà tỷ lệ đất vườn chồng cây ăn quả bị chia cắt và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và cũng đem lại những giá trị kinh tế cao hơn.
4. Nhũng thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi:
Dự án xây dựng hầm biogas triển khai tại Tân Lập đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực của đông đảo người dân, có những nhận thức và tư duy mới trong việc tiếp nhận các giả pháp kỹ thuật vừa nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, vừa nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
Được chính phủ phê duyệt đầu tư “Dự án xây dựng mô hình thí nghiệm về vệ sinh chăn nuôi xử lý chất thải bằng hầm ủ Biogas” là một trương trình thực thi hợp lòng dân, hỗ trợ các hộ tham gia chăn nuôi xây dựng giải pháp vừa mang tính tiết kiệm năng lượng đốt vừa giúp cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường tại mỗi hộ gia đình cả về tài chính và kỹ thuật.
Mục tiêu của dự án là giải quyết cơ bản những mâu thuẫn giữa sự phát triển chăn nuôi với vệ sinh môi trường, nhằm góp phần đây mạnh sản xuất và xây dựng một nền nông nghiệp sạch, bền vững ở nông thôn nên ngay từ ban đầu dự án đã được đón nhận như một sự hỗ trợ lợi ích cho người dân.
b) Khó khăn:
Một trong những khó khăn mà dự án gặp phải đó là nhận thức của cán bộ, nhân dân trong bước đầu cũng gây nên một số khó khăn trở ngại, xuất phát từ tập quán sinh hoạt và sản xuât, truyền thống và khó thay đổi.
Về tập quán canh tác: Lúc ban đầu số lượng lợn nuôi trong mỗi hộ gia đình không nhiều, thường dưới 5 đầu lợn. Nhiều người cho rằng nếu làm Biogas thì không có phân để bón cho những sào ruộng khoán, nếu bón cho đồng ruộng thì không đủ phân để tạo khí đốt, nên đồng thời với việc xây dựng mô hình KSH là việc đầu tư tăng gia chăn nuôi, việc này cũng thực sự khó khăn với hầu hết các hộ gia đình ở nông thôn.
Về kinh tế: Chi phí xây dựng một công trình hầm Biogas là khá tốn kém (đầu tư ban đầu) hầm và truồng trại, diện tích đất ở quá chật hẹp, nên nông dân thường xây dựng kết hợp, nên tính bền vững và cách quản lý khó khăn.
Đầu tư của nhà nước hỗ trợ ít (trước đây là 500.000 đồng/công trình), nguồn vốn bỏ ra xây dựng ban đầu lớn nhất là vốn bỏ ra không phải để quay vòng mà lại là một sự tích lũy do vậy còn hạn chế phần nào về việc tổ chức thực hiện dự án. Trong khi những rủi do trong chăn nuôi do dịch bệnh là không thể tránh khỏi, tạo cho nhiều người dân sự phân vân và do dự.
Quá trình phát triển và đô thị hoá, giá đất nông nghiệp tăng lên, và chuyển hoá thành đất dịch vụ, diện tích đất chăn nuôi và trồng trọt giảm đi đáng kể.
Thay đổi cơ cấu kinh tế, lượng người làm trong nông nghiệp giảm đi đáng kể, do nhận thức về sức lao đông và hiệu quả kinh tế thì các ngành dịch vụ vẫn mang lại hiệu quả kinh tế hơn, lại không mất nhiều chi phí đầu tư ban đầu cũng như ít chịu rủi do.


Hình 2.1: Hầm biogas và chuồng trại chăn nuôi
được chuyển đổi mục đích SD thành nhà ở cho thuê.
Ngòai ra chương trình còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như:
Việc phân bổ kế hoạch chậm, trùng vào các tháng mùa mưa cũng gặp những khó khăn khi xây dựng công trình.
Thời gian mùa mưa tập trung, kéo dài gây khó khăn cho công tác xây dựng công trình.
Dịch, bệnh tai xanh ở lợn... xảy ra trên diện rộng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân.
Giá thức ăn chăn nuôi trong thời gian gần đây tăng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân.
Tiền hỗ trợ thấp không còn phù hợp do trượt giá vì vây chưa khuyến khích được người dân tham gia. Trông khi chưa có một hệ thống tín dụng nào hoạt động để hỗ trợ bà con trong chăn nuôi.
Số hộ chăn nuôi ngày càng giảm vì một số nguyên nhân: Do yêu cầu quy hoạch di dời các trại chăn nuôi trong khu dân cư vì vậy một số gia đình đã chuyển đổi sang nghề khác, quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ thay thế là các trang trại có quy mô lớn.
Đặc biệt: Theo Văn kiện Dự án đã được phê duyệt (Quyết định số 4200/QĐ/BNN-HTQT, ngày 28/12/2007) từ năm 2009 trở đi cơ chế tài chính của Dự án có sự thay đổi. Theo đó, mức đóng góp của phía Việt Nam phải tăng lên, đặc biệt là đóng góp của các tỉnh tăng từ 575.000 đồng/01 công trình lên 800.000 đồng/1CT, đồng thời toàn bộ chi phí triển khai hoạt động Dự án ở địa phương do các tỉnh chi trả. Ở cấp TW toàn bộ chi phí (như lương cán bộ văn phòng Dự án, tiền thuê văn phòng, tuyên truyền tiếp thị, nghiên cứu phát triển và chi phí hoạt động Ban chỉ đạo KSH) do vốn đối ứng TW chi trả.
Tuy nhiên, đến nay Chủ Dự án đã nhận được văn bản trả lời của các địa phương, trong đó nêu rõ nếu áp dụng cơ chế tài chính mới thì hầu hết các địa phương không thể thực hiện được, do không tự cân đối được vốn đối ứng theo quy định mới.
Như vậy, theo báo cáo của các địa phương khoảng 90% số tỉnh sẽ có thể không tiếp tục thực hiện được Dự án nếu áp dụng theo cơ chế tài chính mới.
Ngoài ra, nếu từ năm 2009 trở đi áp dụng chế độ lương cho cán bộ Văn phòng Dự án như quy định của Chính phủ Việt Nam thì hầu hết cán bộ văn phòng sẽ xin nghỉ việc và đây sẽ là khó khăn lớn cho Dự án.
Phương hướng triển khai – phát huy hiệu quả và khắc phục những hạn chế.
Trên đây là một số đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện xây dựng công trình hầm biogas. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong giai đoạn tiếp theo cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Cần đưa ra được những giải pháp tổng quan nhằm khác phục những khả năng ô nhiễm có thể xảy ra, đặc biệt là đối với nước thải và chất thải rắn.
Phát huy những thành tựu đạt được và khắc phục kịp thời những tồn tại nêu trên.
Các tổ thợ xây nghiêm túc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn chất lượng công trình khí sinh học đã được dự án quy định, khắc phục kịp thời những tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng công trình khí sinh học.
Kỹ thuật viên tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình trên địa bàn phụ trách. Phấn đấu thực hiện 100% công trình xây dựng đưa vào hoạt động đảm bảo chất lượng.
Văn phòng dự án tỉnh sẽ tăng cường kiểm tra công trình xây dựng, nếu công trình, hồ sơ nào không đảm bảo yêu cầu chất lượng thì hoàn trả lại hồ sơ và bộ phận phụ trách công trình đó phải hòan tòan chịu trách nhiệm.
5. Những vấn đề phát sinh đặt ra trước mắt
a) Vấn đề nước sạch và quản lý lý nước thải
Đã từ lâu nay việc sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt và ăn uống vẫn theo tập tính là sử dụng nước mưa và nước giếng đào, do quá trình phát triển đồng thời diễn ra quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nguồn nước mưa và nước mặt không còn được sử dụng nhiều, nguồn nước ngàm dần chiếm ưu thế.
Đặc thù nước ngầm tại khu vực là chứa nhiều sắt và Asen khiến cho tâm trạng của người dân cũng lo sợ khi sử dụng. Tuy nhiên cũng vẫn chưa có một quy trình hay một giải pháp nào đảm bảo cho việc cấp nước sạch tới các hộ dân.
Do như cầu sử dụng nước ngày càng nhiều, mật độ dân số tăng nhanh trong những năm gần đây, nước thải sinh hoạt và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải cũng đang và sẽ là vấn đề cần được quan tâm. Mà đòi hỏi cần có những giải pháp cung như chính sách vừa đảm bảo việc cấp nước sạch, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hình 5.1: Bể lọc nước nhà dân thôn 6
b) Chất thải rắn
Rác thải được thu gom bởi Công ty môi trường Tân Hội, xong do địa bàn sinh sống khá phân tán, các ngõ sâu và cụt, nhiều nhân dân chưa có được ý thức tự mang rác ra điểm tiếp cận thu gom, hoặc do thời điểm đi thu gom rác không trùng với thời điểm các hộ dân có mặt ở nhà nên việc thu gom rác thải là chưa được triệt để tại các hộ gia đình và trong các ngõ nhỏ.
Hơn nữa việc các hộ dân, người dân còn tùy tiện vất rác thải ra đường hay khu vực công cộng gây mất cảnh quan chung cho toàn khu vực và trong toàn địa phương. Nhìn chung, cũng như nhiều nơi khác việc quản lý và thu gom rác thải tại các địa phương thuộc khu vực nông thôn là khá phúc tạp và khó khăn, mà đòi hỏi khi thực hiện cần có sự đóng góp tích cực của người dân cũng như có chiến lược hợp lý của địa phương, Vì vậy công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân là hết sức quan trọng.
c) Ngoài ra:
Do thay đổi trong tập tính sản xuất nông nhiệp, do quá trình sử dụng phân hóa học lâu dài làm giảm độ phì nhiêu trông đất, đồng thời kéo theo năng xuất nông nghiệp không cao đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp thu hạt, xuất hiện nhiều hơn các dạng hạt lép, lỡ, (vì vậy cần xem xét một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng trong nông nghiêp); Đây cũng là một hạn chế của chương trình xây dựng hầm biogas khi mà một lượng lớn phân truồng sử dụng trong nông nghiệp, bổ sung độ mùn và chất dinh dưỡng cho đất, cho cây được sử dụng để sản xuất khí gas. Nếu có điều kiện chúng ta cũng nên tiến hành những nghiên cứu đánh giá sự suy giảm độ phì nhiêu của đất, cũng như việc đưa vào sử dụng các loại phân vi sinh đảm bảo cả về chất lượng và cả về điều kiện phòng bệnh. Đặc biệt nên có các chiến lược trong việc tái sử dụng triệt để các nguồn chất dinh đưỡng tốt từ phân bùn của các bể Biogas, bể tự hoại thay cho việc sử dụng phân bón hóa học.
Do việc xây dựng các hệ thoáng thoát nước và thu gom nước thải vừa tiện lợi nhưng lại chưa hoàn thành, đồng bộ, nên hệ thống thoát nước được xây dựng đến từng hộ gia đình nhưng không có hiệu quả vì không thể thu gom tập trung lại một điểm, sẽ gây bùng nổ ô nhiễm môi trường tại vị trí đó, nhất là khi thu gom nhưng không được xử lý.
Hình 5.2: Hệ thống thoát nước hở Hình 5.3: Hệ thống thoát nước kín
Hệ thống thu gom nước thải chủ yếu phục vụ cho việc thoát nước thải sinh hoạt thì sự tiện lợi của nó lại được một số hộ gia đình thải thắng nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý sơ bộ thay vì phải đầu tư một công trinh xử lý khá tồn kém, khi hoạt động sản xuất trong ngành chăn nuôi không còn chiếm ưu thế, vốn đầu tư ban đầu lại cao khiến người dân có sự lựa chọn duy nhất là đổ thẳng và thải thẳng.
Cho đến nay khi mà tại địa phương chương trình đã triển khai và kết thúc từ những năm 2006, khi mà tỷ lệ các hộ chăn nuôi không còn cao, số lượng chăn nuôi trong mỗi hộ không lớn thì hầm ử Biogas lại được chuyển đổi mục đích sử dụng như cải tạo thành bể tự hoại cho mỗi gia đình. Đặc biệt tại một số hộ khi đã chuyển đổi mục đích xử dụng hầm vẫn có khả năng tạo khí ga đều đặn hộ trợ bà con trong việc đun nấu.
6. Nhận xét đánh giá.
Trong những năm 2001 – 2006, khi mà ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đang còn phát triển mạnh mẽ, chiếm ưu thế, thì chương trình xây dựng hầm biogas như là một chính sách tối ưu và hiệu quả. Chương trình vừa góp phần thúc đẩy chăn nuôi sản xuất, lại góp phần tích cực vào việc cải thiện điều kiện vệ sinh tại mỗi hộ gia đình nói riêng và công đồng dân cư nói chung. Vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống, giảm thiểu bệnh tật. Chương trình là một sự khởi sác với những thành quả to lớn mà ta có thể thông kê bằng các con số như gần 1.000 hầm biogas trong một xã. Dự án vừa là một chính sách vừa là một giải pháp được nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tham gia.
Tuy nhiên, hiện nay do bối cảnh của quá trình đô thị hoá, dện tích đất và lực lượng lao động trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nối riêng giảm đi đáng kể, thì số lượng các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ để có thể duy trì tốt hoạt động mở rộng mô hình xây dựng hầm biogas tại các hộ gia đình như trước đây. Và các hầm biogas cũng như chuồng trại chăn nuôi dần dần được chuyển đổi mục đích sử dụng, thì hầm biogas lại thích hợp và sử dụng tốt hơn cho mô hình chăn nuôi lớn theo trang trại tập trung. Qua đó cũng cho thấy rằng nếu chúng ta biết kết hợp tốt giữa chăn nuôi và việc xây dựng hầm biogas thì dự án cũng còn gặt hái thêm được những thành công mới hơn, lớn hơn.
Nguyễn Hiếu
Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, ĐHXD
0988387885
Nguyễn Hiếu
Nguyễn Hiếu
Lắng thứ cấp
Lắng thứ cấp

Nam
Tổng số bài gửi : 127
Age : 41
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : Cấp thoái nước và Môi trường nước + khác
Đơn vị công tác : Đại học Xây Dựng
Câu nói ưa thích : Giáo sư Xoay - Cù Trọng Xoay - Xoày Trọng Cu
Points : 246
Reputation : 5
Registration date : 04/08/2010

http://www.epe.edu

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết