Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater

Join the forum, it's quick and easy

Vietnam Water
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký thành viên để được sử dụng diễn đàn một cách tốt nhất !
Diễn đàn Công nghệ Cấp thoát nước và Môi trường - VietnamWater
Vietnam Water
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Thống Kê
Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm :: 1 Bot

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 201 người, vào ngày 31/12/2010, 10:49 am

Trị bệnh 'thất thoát nước', TP HCM cần hơn 100 triệu USD

Go down

thoát - Trị bệnh 'thất thoát nước', TP HCM cần hơn 100 triệu USD Empty Trị bệnh 'thất thoát nước', TP HCM cần hơn 100 triệu USD

Bài gửi by Admin 20/6/2009, 12:30 pm

Để trị căn bệnh thất thoát nước, TP HCM phải cần ngay
45 triệu USD trong 3 năm tới cho các khu vực trung tâm và thêm 60 triệu
USD nữa để đưa ra một liều thuốc hữu hiệu trên toàn địa bàn tới năm
2025.

Đề ra những giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho mục
tiêu giảm thất thoát nước tại TP HCM như vậy, nhưng theo Tổng công ty
cấp nước Sài Gòn (Sawaco) đây là công việc hết sức khó khăn cần thời
gian dài với vốn đầu tư lớn.

Trong hội nghị bàn về kinh nghiệm và thực tiễn trong
công tác giảm thất thoát nước tại TP HCM sáng nay, ông Lý Chung Dân,
Phó tổng giám đốc Sawaco cho biết: “Thành phố được phân chia 6 vùng,
đến năm 2012 mới thực hiện giảm thất thoát nước cho 2 vùng (gồm các
quận 1, 3, 5, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú). Mục tiêu phấn đấu của thành
phố tới năm 2012 có thể thu hồi 125.000 m3 nước một ngày”.
thoát - Trị bệnh 'thất thoát nước', TP HCM cần hơn 100 triệu USD Thieunuoc5
Giảm thất thoát nước tại TP HCM là một bài toán khó. Ảnh: Kiên Cường

Theo ông Dân, 4 khu vực còn lại với tổng vốn 60 triệu
USD, đến quý I/2010 mới hoàn thiện nghiên cứu khả thi, dự kiến năm
2025, khi dự án này hoàn thành thất thoát nước tại Sài Gòn mới có thể
được kéo giảm.

Tuy nhiên với con số thất thoát đang đứng đầu cả nước
(hơn 40%), Sawaco cho rằng Sài Gòn không thể chỉ trông chờ vào các giải
pháp lâu dài mà phải đề ra những biện pháp cấp bách khác.

“Tuy giải pháp tức thời không có tính bền vững nhưng
chúng ta cũng buộc phải làm để tỷ lệ thất thoát không tăng cao hơn nữa.
Xác định khu vực ưu tiên, tăng cường, dò tìm phát hiện rò rỉ… là những
việc cần làm vào mỗi năm”, ông Dân xác định.

Tỷ lệ thất thoát nước luôn ở hàng top, biện pháp lâu
dài xa vời khiến người luôn khổ sở vì thiếu nước sạch nhưng theo nhiều
chuyên gia trong ngành cấp thoát nước, đây là điều dễ hiểu vì TP HCM cũng như các địa phương khác phải chịu áp lực từ lịch sử.

Nguyên nhân của việc thất thoát nước là do hệ thống
ống cũ kỹ được xây dựng cách đây 30 năm, nhiều đường ống bằng thép,
gang, bêtông được xây dựng từ thời Pháp, Chủ tịch Hiệp hội Cấp thoát
nước Việt Nam Nguyễn Tôn phân tích.

“Ở Việt Nam, bình quân thất thoát nước là 33%, mức
này tại 3 nơi TP HCM - Hà Nội - Tiền Giang lên đến hơn 40%. Điều này
đang tạo áp lực lớn cho ngành nước”, ông Tôn thừa nhận.

Đại diện Hiệp hội cấp thoát nước khẳng định dù từ 10
năm nay hiệp hội luôn yêu cầu khắc phục, buộc các công ty cấp thoát
nước phải có phương án giảm thất thoát như chia nhỏ vùng, phân vùng để
tìm hiểu kỹ nhưng vẫn rất khó để giảm nhanh thất thoát nguồn tài nguyên
nước sạch này.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, ông Dân lý giải:
“TP HCM hiện có 3.350 km đường ống trong đó có tới 700 km đường ống cũ
kỹ, đó là chưa kể 3.500 km đường ống lẻ nối với các hộ dân. Qua nhiều
thời kỳ nên đường ống xuống cấp là một trong những nguyên nhân gây lãng
phí nước rất lớn tại thành phố”.

Nhiều đại biểu cảnh báo căn bệnh kinh niên thất thoát
nước không chỉ có ở Việt Nam mà xuất hiện rất nhiều nơi trên thế giới.
“Châu Á là khu vực thất thu nước cao nhất. Hằng năm thế giới mất khoảng
15 tỷ USD vì thất thoát nước, 70% tập trung ở các nước đang phát triển
nhưng nhiều công ty chưa nỗ lực mấy trong việc giảm thất thoát”, ông
Roland Liemberger, Giám đốc vùng Châu Á của Hội nước quốc tế cảnh báo.

Bà Annie Chai, Giám đốc phụ trách Tài nguyên nước
Công ty Salcon Engineering, Malaysia dự báo: “Trong vòng 20 năm tới, có
thể 1/3 dân số toàn cầu sẽ không đủ nước dùng trong khi thất thoát thì
vẫn xảy ra”.

Kiên Cường

(vnexpress.net)
Admin
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 523
Đến từ : Hà Nội
Nghề nghiệp : KSMTN-CTN
Đơn vị công tác : ---
Points : 1037
Reputation : 205
Registration date : 27/03/2008

http://ikinhdoanh.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết